Đại học

Trang này dành riêng cho thông tin về các ngành đào tạo do Khoa Toán - Tin học phụ trách.

Khoa Toán - Tin học phụ trách đào tạo ngành Toán học. Từ năm học 2020-2021 phụ trách thêm ngành Khoa học Dữ liệu. Từ năm học 2021-2022 Khoa phụ trách thêm hai ngành mới là ngành Toán tin và ngành Toán ứng dụng. Thông tin ban đầu về chương trình đào tạo mới có ở phần Thông tin tuyển sinh đại học.

Đào tạo đại học tuân thủ các quy định cấp trường, như quy chế học vụ, xem ở trang web của Phòng Đào tạo.

Tuyển sinh

Giáo vụ khoa

Sinh viên có nhu cầu được xử lý các việc, các câu hỏi liên quan tới đăng kí học phần, đăng kí làm khóa luận, đăng kí làm thực tập, đăng kí học bổng, ... liên hệ (địa chỉ có ở mục Tổ chức - Danh bạ của trang web Khoa):

  • Giáo vụ khoa Nguyễn Xuân Kim Hoàng
  • Trợ lí khoa Đỗ Thị Cát Trâm

Nhóm ngành Toán học, Toán Ứng dụng, Toán tin

  • Tháng 12/2023 Khoa có 1109 sinh viên theo học nhóm ngành Toán học, Toán ứng dụng và Toán tin. Mỗi năm Khoa tuyển mới khoảng 210 sinh viên vào nhóm ngành Toán học, Toán tin và Toán ứng dụng, trong đó khoảng 30 sinh viên được chọn vào chương trình tài năng. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Toán học, Cử nhân Toán ứng dụng và Cử nhân Toán tin. Bằng tốt nghiệp và bảng điểm không ghi chuyên ngành.
  • Trong 3 học kì đầu sinh viên học các môn đại cương. Từ học kì thứ tư sinh viên vào giai đoạn chuyên ngành. Sinh viên chọn sẽ được lựa chọn ngành và chuyên ngành theo nguyện vọng ở đầu học kỳ 4. Sinh viên có thể điều chỉnh lựa chọn ngành và chuyên ngành ở đầu học kỳ 5. Một số sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, nhờ đó có trải nghiệm nghiên cứu.
  • Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, có tính tích hợp và tính tự chọn cao, cho phép sinh viên nhiều lựa chọn môn học trong cả ngành, hướng tới nghiên cứu, ứng dụng, hay thực hành, tùy nguyện vọng và năng lực.

Ngành Khoa học Dữ liệu

Đây là ngành mới mở từ năm học 2020 - 2021. Tháng 12/2023 đang có 360 sinh viên theo học ngành Khoa học Dữ liệu. Mỗi năm Khoa tuyển mới khoảng 80 - 90 sinh viên vào ngành Khoa học dữ liệu. 

Chương trình ở phần đại cương của ngành KHDL tương đồng với phần đại cương của khối ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, sau đó có những phần phối hợp giữa Khoa Toán - Tin học và Khoa Công nghệ thông tin.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cho các khóa có thể có những khác biệt. Dưới đây là thông tin theo chương trình năm 2018, 2019, 2020. Chương trình đào tạo chính thức của mỗi khóa có trên trang web của Phòng Đào tạo. Mỗi khóa  có thể có những điều chỉnh và bổ sung, sinh viên cần thường xuyên theo dõi các thông báo. Một số bộ môn có trang web riêng với nhiều chi tiết hơn về chương trình đào tạo của các chuyên ngành.

Các ngành và chuyên ngành 

  • Ngành Toán học: bao gồm các chuyên ngành Đại số, Giải tích,  Giải tích số, Xác suất thống kê.
  • Ngành Toán ứng dụng: bao gồm các chuyên ngành Cơ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy môn Toán, Toán tài chính và Tối ưu. Chú ý: chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy môn Toán không cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm". Hiện nay một số đơn vị giáo dục yêu cầu chứng chỉ này khi tuyển dụng. Về vấn đề này có thể tham khảo thêm chi tiết trong thông báo năm 2015 của Khoa Toán - Tin học.
  • Ngành Tin học: bao gồm các chuyên ngành Phương pháp toán trong tin học, Toán tin ứng dụng và Khoa học dữ liệu.

Toàn văn chương trình đào tạo

Nhóm ngành Toán học, Toán ứng dụng và Toán tin

Ngành Khoa học dữ liệu

Dự thảo chương trình đào tạo

Nhóm ngành Toán học, Toán ứng dụng và Toán tin

Ngành Khoa học dữ liệu

Các thông tin khác

Chương trình tài năng

Faculty of Mathematics and Computer Science, VNUHCM-University of Science, is currently recruiting undergraduate students in the following two majors:

1. Mathematics

  • Target: 210
  • Major code:  7460101_NN
  • Combination of admission subjects: A00, A01, D07, B08
  • Tuition: according to the university's admission scheme, expected to be announced at the end of March.
  • Total credits: 138 credits
  • Study location: minimum of the first 3 years at Linh Trung - Thu Duc campus.
  • Major: Students after 1.5 years of study can register to choose the following majors:
    • Mathematics
    • Applied Mathematics
    • Mathematics and Computer Science
       Honor Class
  • Admission conditions
    Students who are admitted and complete the admission procedures for the Computer and IT major can apply for admission to the Honor Class class based on priority order:
    • Directly recruited students have excellent achievements in national/international exams.
    • Get high score in the selection test.
  • Target: 15% of students are admitted to the Mathematics major

2. Data Science

  • Target: 90
  • Major code:  7460108
  • Combination of admission subjects: A00, A01, D07, B08
  • Tuition: according to the school's admission scheme, expected to be announced at the end of March.
  • Total credits: 138 credits
  • Study location: minimum of the first 3 years at Linh Trung - Thu Duc campus
  • Major: Data Science

 

ADMISSION METHODS

Currently, the faculty of Mathematics and Computer Science, VNUHCM-University of Science, has the following admission methods.

Method 1

Direct admission, priority admission according to the regular university admission regulations of the Ministry of Education and Training

Maximum 4% of total target

More detailed information here.

Method 2

a) Priority for direct admission according to regulations of Vietnam National University-HCM: Maximum 5% of total target

b) Priority for admission according to regulations of Vietnam National University-HCM: Maximum 20% of total target

Application Procedure is here.

Method 3

Admission based on Results of the 2023 National High School Graduation Exam

30% – 50% of total target

More detailed information here.

 

 

 

 Method 4

Admission based on Results of the 2023 VNUHCM’S Qualification Test

45% – 50% of total target

More detailed information here.

 

 

 

 

 

  Method 5

Admission based on the average academic results of the last 3 years of high school for Vietnamese applicants studying at foreign schools in Vietnam/ abroad with educated programs recognized in their home country or foreign applicants studying high school abroad or in Vietnam.

Maximum 2% of total target

More detailed information here

  Method 6

Admission is based on the results of international foreign language certificates combined with high school academic results.

8%-15% of total target

More detailed information here.

 

 

  

 Admision result of 2023

 

 

TUITION FEES AND SCHOLARSHIPS

1. Tuition fees

 Estimated tuition for the 2023-2024 academic year: 30.400.000 VND

2. Scholarship

 2.1. Entrance scholarship

Scholarships for new students who achieve excellent results in the annual admission period according to the University's general regulations.

No.

Subjects to be granted scholarships Scholarship value

1

- New students with the highest scores (excluding priority scores) of the admission method based on the results of the High School Graduation Exam and of the admission method based on the results of the Competency Assessment Exam organized by Vietnam National University-HCM
- New first-year students won gold, silver, and bronze medals at the international level in the Olympiad in subjects (Math, Natural Sciences, and Informatics).
- New student won first prize at the national level in science and technology competitions; Olympic Exam; Exam for excellent students in subjects (Math, Natural Sciences and Informatics).

100% of actual tuition paid for the entire course (04 years)

2

- New students with the 2nd, 3rd, 4th, 5th highest scores (excluding priority scores) of the admission method based on the results of the High School Graduation Exam and of the admission method based on the results of the Assessment Exam organized by Vietnam National University-HCM

100% of actual tuition paid for the first year

 

   2.2. The scholarship for each semester

    See details via the link here

   2.3. Hardship policy scholarship

   For students in extremely difficult circumstances who cannot pay tuition, not for students eligible for tuition exemption or reduction according to State regulations.

  2.4. Sponsored scholarships

    Scholarships are sponsored by individuals and units outside the school with criteria specified by the scholarship granting unit.

Trích một số điểm đáng chú ý trong đề án chương trình tài năng ngành Toán học 2018-2022

Áp dụng từ khóa tuyển 2018 (tức là cho các sinh viên nhập học năm 2018 về sau).

1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của chương trình đào tạo tài năng (CTTN) của ngành Toán học là tuyển chọn và tạo điều kiện phát triển cho các sinh viên ưu tú ngành Toán học. CTTN nhắm tới việc tạo môi trường thuận lợi cho các sinh viên có năng lực và động cơ học tập cao được học tập ở trình độ phù hợp, qua đó giúp các sinh viên này được thể hiện và phát triển năng lực của họ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Tổ chức các lớp học tương đối nhỏ (khoảng 30 sinh viên/lớp) gồm các sinh viên có trình độ và động cơ học tập cao nhất khóa.

Sự khác biệt của các lớp trong CTTN chủ yếu không phải ở nội dung dạy và học, mà là cách dạy và học.

Cách dạy và học của các lớp CTTN nhấn mạnh phát triển khả năng tự học, tự chủ, tự nhận thức, tự định hướng của sinh viên. Tăng tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau. Tăng phản hồi, đánh giá của giảng viên lớp CTTN cho sinh viên. Tạo điều kiện để từng cá nhân sinh viên được quan tâm, được chọn và chọn được chương trình học tập và con đường phát triển phù hợp cho mình.

Các lớp CTTN tạo mọi trường học thuật khuyến khích thảo luận, mạnh dạn chia sẻ tư tưởng giữa giảng viên và sinh viên. Các sinh viên CTTN có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp xúc với những tư tưởng mới, ở trình độ cao hơn so với hệ đại trà, các giảng viên thỉnh giảng, nhờ các nhà khoa học từ nơi khác tới, các hoạt động ngoại khóa tại chỗ và ở nơi khác. Qua đó trình độ tư duy và năng lực sáng tạo của sinh viên CTTN được nâng cao vượt trội so với hệ đại trà.

Chất lượng chung của CTTN nhắm tới tiếp cận và tương đương với chất lượng của các chương trình ngành Toán của các trường đại học mạnh trên thế giới.

3. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Cấu trúc chương trình

Mô hình tổ chức của CTTN căn bản dựa trên các môn học tài năng. Chương trình đào tạo tài năng là chương trình đại trà có thay thế và bổ sung một số môn học tài năng nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra cao hơn và đặc thù của chương trình. Tín chỉ tài năng là tín chỉ của môn học tài năng.

Để tốt nghiệp CTTN sinh viên phải đạt tổng số tín chỉ tài năng tối thiểu là 35 tc.

Tín chỉ môn học tài năng cụ thể gồm:

  • môn học tài năng ở giai đoạn đại cương: 26 tc. Các môn tài năng này được học trong lớp riêng, khác với lớp dành cho sinh viên đại trà.

  • môn học tài năng ở giai đoạn chuyên ngành: gồm một số môn bắt buộc chung theo hướng và bắt buộc riêng theo chuyên ngành. Danh sách cụ thể các môn học tài năng có trong bảng ở Mục 4.1.

  • môn Seminar chuyên ngành: 4 tc

  • môn Luận văn tốt nghiệp: 10 tc

3.2. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của CTTN không khác với chuẩn đầu ra của chương trình đại trà nhưng chất lượng và trình độ được nâng cao hơn.

Chuẩn đầu ra của môn học tài năng được nâng cao hơn lớp đại trà như sau.

  • Trong khi điểm quá trình của môn học đại trà thường chỉ gồm 1, 2 bài kiểm tra cá nhân, thì điểm quá trình của môn học của môn tài năng phải gồm nhiều cột điểm, trong đó phải có các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, và có thể có thêm những bài tập lớn, bài tập làm thêm, bài đọc, bài thuyết trình, ... Các bài tập trong lớp tài năng phải có những bài nâng cao, mở rộng hơn, ở trình độ cao hơn so với bài tập ở lớp đại trà. Mỗi sinh viên lớp tài năng phải được có cơ hội trực tiếp trao đổi và trình bày trước lớp phần bài làm của mình.

  • Sinh viên lớp tài năng phải có thời gian thảo luận, suy nghĩ một số vấn đề khó mà trong lớp đại trà được bỏ qua.

4. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Môn học tài năng

Danh sách các môn học tài năng có thể được Ban điều hành CTTN điều chỉnh cho từng khóa. Tiêu chí cho các môn tài năng giai đoạn chuyên ngành là trước hết phải nằm trong danh sách môn bắt buộc chung theo hướng và môn bắt buộc riêng theo chuyên ngành.

Môn học tài năng và môn học hệ đại trà có cùng mã số khác nhau ở phương pháp học tập hơn là nội dung học tập, nhằm gia tăng khả năng tư duy của sinh viên hơn là gia tăng kiến thức môn học. Do số sinh viên ít, các lớp môn học tài năng chú trọng việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên và sinh viên. Trong cách dạy môn học tài năng có nâng cao về trình độ tư duy. Một số nội dung khó mà chương trình đại trà chỉ trình bày sơ lược thì được nghiên cứu kỹ hơn trong lớp tài năng. Ví dụ với cùng một định lý thì ở lớp đại trà chỉ đặt yêu cầu hiểu nội dung và áp dụng được, thì ở lớp tài năng sẽ thảo luận thêm chứng minh. Ngược lại, những nội dung đơn giản hơn được thảo luận trong lớp đại trà thì ở lớp tài năng có thể giao cho sinh viên tự học.

Danh sách các môn tài năng sau đây dựa trên khóa CTTN gần nhất (2013-2017). Danh sách này có thể được ban điều hành CTTN điều chỉnh.

Danh sách các môn học tài năng (dùng mã số môn học cũ TTH, chương trình về sau dùng mã MTH) :

Giai đoạn đại cương: bắt buộc 26 tín chỉ (tc)

Giải tích A1 - Giải tích cơ sở (TTH021, 3 tc)

Giải tích A1 - Vi tích phân ( TTH022, 3 tc)

Đại số A1 (TTH001, 4 tc)

Giải tích A2 (TTH023, 5 tc)

Đại số đại cương (TTH006, 4 tc)

Giải tích A3 (TTH024, 4 tc)

Giải tích A4 (TTH025, 3 tc)

Giai đoạn chuyên ngành: số tín chỉ tùy hướng và chuyên ngành, tối thiểu 14 tc (gồm môn Seminar chuyên ngành và môn Luận văn tốt nghiệp).

Lý thuyết độ đo và xác suất (TTH101, 4tc)

Đại số A2 (TTH102, 4tc)

Giải tích hàm (TTH104, 4tc)

Giáo dục học (TTH150, 3tc)

Toán Tài chính căn bản (TTH170, 4tc)

Mô hình toán tài chính (TTH172, 4tc)

Lý thuyết tài chính tiền tệ (TTH913, 4tc)

Giải tích thực (TTH300, 4tc)

Giải tích phi tuyến (TTH301, 4tc)

Giải tích số 1 (TTH302, 4tc),

Hàm biến phức (TTH304, 4tc)

Phương trình toán lý (TTH305, 4tc)

Phương trình đạo hàm riêng (TTH306, 4tc)

Tôpô (TTH309, 4tc)

Phương pháp số trong đại số tuyến tính (TTH363, 4tc)

Hệ phương trình đạo hàm riêng hyperbolic của định luật bảo toàn (TTH368, 4tc)

Giải tích phần tử hữu hạn (TTH372, 4tc)

Phương pháp thể tích hữu hạn (TTH375, 4tc)

Đại số hiện đại (TTH401, 4tc)

Lý thuyết trường & Galois (TTH402, 4tc),

Nhập môn lý thuyết vành (TTH405, 4tc)

Đại số đồng điều (TTH403, 4tc)

Đại số giao hoán (TTH404, 4tc)

Xác suất nâng cao (TTH200, 4tc)

Thống kê toán nâng cao (TTH201, 4tc)

Thống kê nhiều chiều (TTH202, 4tc)

Quá trình ngẫu nhiên (TTH203, 4tc)

Cơ học lý thuyết (TTH250, 4tc)

Cơ học môi trường liên tục (TTH251, 4tc)

Cơ học vật rắn biến dạng (TTH603, 4tc)

Cơ học chất lỏng (TTH604, 4tc)

Phương pháp Phần tử hữu hạn (TTH254, 4tc)

Cơ sở dữ liệu (TTH803, 4tc)

Phân tích xử lý ảnh (TTH500, 4tc)

Nhập môn trí tuệ nhân tạo (TTH502, 4tc)

Số học và thuật toán (TTH905, 4tc)

Phân tích thuật toán (TTH908, 4tc)

Toán tài chính nâng cao (TTH700, 4tc)

Seminar chuyên ngành (4tc)

Luận văn tốt nghiệp (10tc)

4.3. Phương pháp giảng dạy và phát triển kỹ năng cho sinh viên CTTN

Lớp học trong CTTN Khoa Toán-Tin học có thể được chia thành nhiều nhóm để thuyết trình, làm đề án và tranh luận trong giờ học. Việc này giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng tổ chức, khả năng lãnh đạo, tính nhân văn và nhạy cảm với các chuyển biến xã hội, khả năng tiếp thu và trình bày ý tưởng, ý thức phục vụ cộng đồng.

Hoạt động học thuật ngoại khóa

CTTN hỗ trợ tổ chức các câu lạc bộ học thuật cho sinh viên.

Quỹ hỗ trợ sinh viên học tập của CTTN hỗ trợ tài chính cho các hoạt động cộng đồng và phục vụ cộng đồng của Đoàn/Hội liên quan đến Toán-Tin học có sinh viên CTTN tham gia.

Quỹ hỗ trợ sinh viên học tập của CTTN hỗ trợ tài chính cho các sinh viên tham gia và có thành tích trong các kì thi học thuật như Olympic Toán sinh viên toàn quốc, các kì thi sáng tạo khoa học dành cho sinh viên, ...

Tiếng Anh

Việc học tiếng Anh chuyên ngành Toán-Tin học được thực thiện trong các lớp học tài năng bằng tiếng Anh. Có ít nhất 1 môn học tài năng học bằng tiếng Anh cho mỗi khóa.

Để bảo đảm sinh viên có đủ trình độ tiếng Anh để hiểu bài giảng và tham gia thảo luận trong lớp, các lớp học giảng bằng tiếng Anh được mở ở niên học thứ ba và thứ tư. Ban điều hành CTTN sẽ chọn trong danh sách các môn học tài năng để mở môn học bằng tiếng Anh. Giáo trình các môn này phải viết bằng tiếng Anh. Sinh viên được khuyến khích viết bài bằng tiếng Anh.

Các lớp học với giảng viên thỉnh giảng bằng tiếng Anh được tính là lớp học bằng tiếng Anh. Sinh viên CTTN Khoa Toán-Tin học trong thực tế có nhiều cơ hội học trong các lớp dạy bằng tiếng Anh với các giảng viên thỉnh giảng, đặc biệt là các lớp học ngắn, các lớp học hè. Đi dự các seminar, hội nghị khoa học cũng là dịp cho sinh viên sử dụng tiếng Anh trong công việc.

5. QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN TÀI NĂNG

5.1. Tuyển chọn đầu năm thứ nhất

  1. Đối tượng tuyển chọn vào chương trình học: đã trúng tuyển vào hệ chính quy của trường.

  2. Từ danh sách trúng tuyển Ban điều hành CTTN sẽ chọn từ các sinh viên có tổng điểm tuyển sinh từ cao đến thấp và sinh viên tuyển thẳng.

  3. Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 sinh viên.

5.2 Liên thông giữa hệ đại trà và CTTN

Thời điểm liên thông giữa hai hệ

Việc đưa các sinh viên yếu của CTTN sang chương trình đại trà và tuyển thêm các sinh viên xuất sắc của chương trình đại trà vào CTTN sẽ được làm vào cuối năm học thứ nhất và cuối năm học thứ hai.

Quy trình liên thông

Dựa vào điểm trung bình tích lũy Ban điều hành CTTN sẽ lập danh sách 30 sinh viên của CTTN cho niên khóa sau như sau:

  1. Thành phần dự tuyển gồm :

- Các sinh viên trong danh sách sinh viên đang trong CTTN không có đơn xin chuyển sang chương trình đại trà và có điểm trung bình tích luỹ lớn hơn hay bằng 7.

- Các sinh viên chương trình đại trà khoá tương ứng, không nợ một môn học nào thuộc ngành Toán học vào thời điểm được xét tuyển, điểm trung bình tích luỹ lớn hơn hay bằng 7, có đơn xin chuyển sang CTTN.

  1. Cách tuyển chọn :

- Nếu số sinh viên trong thành phần dự tuyển ít hơn 30, tuyển tất cả.

- Nếu số sinh viên trong thành phần dự tuyển nhiều hơn 30, việc tuyển chọn dựa vào điểm trung bình tích luỹ đến thời điểm xét tuyển.

- Trong trường hợp phải chọn lựa giữa các sinh viên bằng nhau về tiêu chuẩn điểm trung bình tích luỹ, sẽ ưu tiên cho các sinh viên có điểm cao trong các môn ngành Toán học, hoặc có các thành tích học tập bổ sung.

5.3. Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được tốt nghiệp CTTN nếu thỏa tất cả các yêu cầu tốt nghiệp hệ đại trà và thỏa yêu cầu về tín chỉ của môn học tài năng: đạt ít nhất 35 tín chỉ từ môn học tài năng, trong đó phải có 4 tín chỉ môn Seminar chuyên ngành và 10 tín chỉ môn Luận văn tốt nghiệp.

7. HỖ TRỢ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tất cả sinh viên CTTN được bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học, tối thiểu là qua hình thức làm một luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó CTTN đưa ra yêu cầu bắt buộc môn Seminar chuyên ngành. Khi một sinh viên hoàn thành hai yêu cầu này thì đã tiến bước đáng kể vào một lĩnh vực chuyên môn dưới sự dẫn dắt của giảng viên hướng dẫn. Đây chính là hình thức mỗi sinh viên có một giảng viên hướng dẫn suốt năm thứ tư. Qua giai đoạn học seminar và làm luận văn sinh viên đã có thể có đủ hiểu biết và định hướng để gia nhập nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn luận văn. Kinh nghiệm cho thấy trong nhiều trường hợp lĩnh vực của luận văn trở thành lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên khi học sau đại học và làm việc sau này.

Các giảng viên CTTN khuyến khích, động viên sinh viên dự các báo cáo chuyên đề seminar, các khóa học ngắn, các lớp hè, và hội nghị ở Khoa. Sinh viên cũng được khuyến khích và hỗ trợ tài chính để đi dự các khóa học nâng cao ở các nơi khác. Những hoạt động này giúp sinh viên mở mang tầm mắt, tiếp xúc với những nhà khoa học lớn, những ý tưởng mới mẻ, sâu sắc, hữu ích, giúp sinh viên vui thích và hứng khởi được làm khoa học.

Các luận văn tốt nghiệp và các nghiên cứu của sinh viên đặc biệt ở các chuyên ngành có tính ứng dụng cao như Tin học được khuyến khích và hỗ trợ tài chính để tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp thành phố, ... CTTN có khen thưởng cho sinh viên nếu sinh viên đạt thành tích trong các cuộc thi học thuật.

CTTN có khen thưởng cho các sinh viên có công bố khoa học ở các mức độ khác nhau.

10. HỌC BỔNG VÀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN

Sinh viên CTTN được nhận học bổng của CTTN dựa trên thành tích học tập. Sinh viên còn được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động học tập.

Sinh viên CTTN được khuyến khích đăng kí các học bổng bên ngoài. Đặc biệt học bổng của Chương trình Quốc gia Phát triển Toán học hiện cho Khoa Toán-Tin học khoảng 30 suất mỗi năm (mỗi suất trị giá khoảng 16 triệu đồng/năm). Các sinh viên CTTN thường nhận được các học bổng khác như Vallet, Lawrence S. Ting, Panasonic, ...

GIỚI THIỆU CÁC HƯỚNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA TOÁN-TIN HỌC (KHÓA 2017)

Giới thiệu chung chương trình đào tạo

Tên chương trình: Cử nhân Toán học

Ngành đào tạo: Toán học (Mã ngành: 7460101)

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

 

Nội dung

Số tín chỉ

(>= 130)

Giáo dục đại cương

1. Lý luận chính trị - pháp luật (13 tc)

2. Kinh tế - Xã hội (2 tc)

3. Ngoại ngữ (không tính tín chỉ tích luỹ)

4. Toán- Tin học- KHTN (38 tc)

5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng (không tính tín chỉ tích luỹ)

6.Tin học cơ sở (không tính tín chỉ tích luỹ)

53

Giáo dục chuyên nghiệp

  1. Kiến thức cơ sở ngành theo hướng (16-19 tc): gồm các học phần bắt buộc theo hướng và tự chọn theo hướng

  1. Kiến thức chuyên ngành (48-51 tc) (sẽ tư vấn sau)

3. Khoá luận tốt nghiệp (10 tc - tự chọn) (sẽ tư vấn sau)

>= 77

Mục tiêu đào tạo

  • Chuyển giao các ứng dụng Toán và Tin học trong các lĩnh vực Toán lý thuyết, Giảng dạy, Kinh tế, Tài chính, Kỹ thuật công nghệ.
  • Cung cấp nguồn nhân lực trong việc ứng dụng và giảng dạy Toán-Tin cho các cơ sở đào tạo, các công ty, các tổ chức tài chính bảo hiểm, các công ty phần mền, công ty kinh doanh ở phía Nam và trong khu vực.
  • Đào tạo lực lượng nghiên cứu chuyên sâu đạt trình độ được các trường đại học nước ngoài công nhận về Toán lý thuyết, Toán ứng dụng, Tin học.
  • Đóng vai trò chủ đạo trong việc đổi mới về giảng dạy và ứng dụng Toán Tin học vào các ngành kinh tế kỹ thuật.

Chuẩn đầu ra

  • Kỹ năng mềm: có khả năng làm việc nhóm, quản lý bản thân, định hướng cuộc sống, biết làm những việc có lợi cho mình, cho tập thể và cho môi trường sống của mình.
  • Khả năng giảng dạy và áp dụng kiến thức cơ sở: có tư duy logic, biết áp dụng các phương pháp suy nghĩ chặt chẽ để truyền đạt, phân tích và giải quyết các vấn đề.
  • Khả năng thiết lập (hay cải tiến) các mô hình và áp dụng vào thực tiễn: có khả năng suy nghĩ, điều chỉnh hay thiết lập, các cơ sở logic của các mô hình hiện có và có thể áp dụng các lý thuyết Toán học và tư duy logic để thực hiện việc thiết lập mô hình, cải tiến mô hình, cải tiến thuật giải để mô hình có thể phù hợp hơn với thực tiễn.
  • Khả năng nghiên cứu chuyên sâu về Toán-Tin học và ứng dụng Toán-Tin học: có khả năng nghiên cứu các vấn đề và giải quyết các vấn đề trong các bài báo khoa học mới.
  • Khả năng sử dụng công cụ và thông tin hỗ trợ: có khả năng sử dụng các công cụ và các thông tin để hỗ trợ giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và vấn đề của bản thân.

Lưu ý về quy định tiếng Anh (AV) khi học chuyên ngành

Chuẩn AV khi xét tốt nghiệp: đạt chuẩn B1.2, cụ thể:

  1. Chứng chỉ VNU-EPT đạt 176 do ĐHQG-HCM cấp

  2. Chứng chỉ IELTS 4.0 do British Council hoặc IDP Australia cấp

  3. Chứng chỉ TOEFL (iBT) 32 do ETS cấp

  4. TOEIC 4 kỹ năng: 316 nghe-đọc và 181 nói viết do ETS cấp

  5. Chứng chỉ PET do Cambridge cấp.

Chuẩn AV khi đăng ký chuyên ngành: nếu sinh viên chưa đạt chuẩn AV xét tốt nghiệp, thì chậm nhất là cuối HK 6, sinh viên phải hoàn tất 4 học phần AV: AV1, AV2, AV3, AV4 mới được xét đăng ký học tiếp các môn chuyên ngành.

Sinh viên tham khảo thêm quy định về AV và thời điểm nộp chứng chỉ trên website phòng đào tạo.

Giới thiệu các hướng trong chương trình đào tạo

Giới thiệu chung

Hướng

Chuyên ngành thuộc hướng (*)

Toán

  1. Cơ học

  2. Đại số

  3. Giải tích

  4. Giải tích số

  5. Tối ưu và hệ thống

  6. Xác suất thống kê

Tin học

  1. Phương pháp Toán trong tin học

  2. Toán-Tin ứng dụng

Tài chính

  1. Toán tài chính

  2. Tin tài chính

Sư phạm

  1. Sư phạm toán

  2. Sư phạm tin

(*) (Thông tin chi tiết về các chuyên ngành sẽ được trình bày trong buổi giới thiệu chuyên ngành của Khoa, dự kiến vào học kỳ 4).

Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ cử nhân có nền tảng kiến thức toán và tin học rộng và vững vàng, có kiến thức cơ sở của một hướng, có kiến thức riêng của một chuyên ngành của hướng, có hiểu biết chuyên sâu trong một lĩnh vực của chuyên ngành, có hiểu biết trong một số chuyên ngành khác của toán và tin học, có tư duy và phương pháp khoa học khi tiếp cận các vấn đề thực tế, có khả năng làm việc với những vấn đề phức tạp đòi hỏi khả năng phân tích và định lượng, có các kỹ năng cần thiết cho làm việc và học tập tiếp theo, như khả năng tự học, tinh thần chủ động, sáng tạo, cộng tác.

Hướng Toán:

gồm các chuyên ngành Giải tích, Giải tích số, Đại số, Cơ học, Xác suất thống kê, Tối ưu và hệ thống

Mục tiêu:

Hướng toán nhằm cung cấp cho sinh viên nền tảng toán học vững vàng về đại số, giải tích, xác suất thống kê, tin học, giúp sinh viên đi vào các chuyên ngành có thể phân loại một cách tương đối thành toán lí thuyết (đại số, giải tích) hay toán ứng dụng (giải tích số, cơ học, tối ưu, xác suất-thống kê) (mỗi chuyên ngành đều có lĩnh vực mang tính lý thuyết nhiều hơn hoặc ứng dụng nhiều hơn).

Cơ hội nghề nghiệp:

+ giảng dạy và nghiên cứu toán tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa.

+ làm việc trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế, quản lý, ... cần năng lực phân tích, xử lí những vấn đề phức tạp cao, có thể sử dụng các công cụ, phương pháp toán học.

Các học phần bắt buộc theo hướng: sinh viên tích lũy 4 học phần (15TC) sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10401

Lý thuyết độ đo và xác suất

4

45

0

30

BB

2

MTH10402

Đại số A2

4

45

0

30

BB

3

MTH10403

Giải tích hàm

4

45

0

30

BB

4

MTH10404

Lý thuyết thống kê

3

15

30

30

BB

TỔNG CỘNG

15

       

Các học phần tự chọn theo hướng: sinh viên tích lũy 01 (4TC) học phần trong các học phần sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10405

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

4

45

30

0

TC

2

MTH10406

Toán rời rạc

4

45

30

0

TC

3

MTH10407

Lập trình hướng đối tượng

4

45

30

0

TC

TỔNG CỘNG

4

       

 

Hướng Tin học:

gồm các chuyên ngành Toán tin ứng dụng, Phương pháp toán trong tin học

Mục tiêu đào tạo:

Hướng Tin học nhằm cung cấp cho sinh viên nền tảng về khoa học máy tính, lập trình, và các công cụ toán học, giúp sinh viên đi vào các chuyên ngành Phương pháp toán trong tin học (nghiêng về việc sử dụng các công cụ và phương pháp toán học trong tin học) và Toán tin ứng dụng (nghiêng về ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, lập trình).

Cơ hội nghề nghiệp:

+ làm việc tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học về lĩnh vực toán-tin, công nghệ thông tin

+ làm việc tại các công ty kinh doanh, xí nghiệp sản xuất để thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin

+ làm việc các công ty phần mềm với tư cách là người phân tích hoặc lập trình.

Các học phần bắt buộc theo hướng: sinh viên tích lũy 4 học phần (15TC) sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10405

Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật

4

45

30

0

BB

2

MTH10406

Toán rời rạc

4

45

30

0

BB

3

MTH10407

Lập trình hướng đối tượng

4

45

30

0

BB

4

MTH10404

Lý thuyết thống kê

3

15

30

30

BB

TỔNG CỘNG

15

       

Các học phần tự chọn theo hướng: sinh viên tích lũy 01 (4TC) học phần trong các học phần sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10401

Lý thuyết độ đo và xác suất

4

45

0

30

TC

2

MTH10402

Đại số A2

4

45

0

30

TC

3

MTH10403

Giải tích hàm

4

45

0

30

TC

TỔNG CỘNG

4

       

 

Hướng Tài chính:

gồm các chuyên ngành Toán tài chính và Tin tài chính

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân có kiến thức nền tảng vững vàng về toán-tin học, có kiến thức rộng về kinh tế và đủ sâu về việc sử dụng các công cụ tài chính định lượng. Có khả năng nghiên cứu, phân tích và tư vấn đầu tư tài chính trên cơ sở ứng dụng các phương pháp toán học, xử lý dữ liệu và kỹ thuật tính toán hiện đại. Sinh viên được trang bị các kiến thức về tài chính như phân tích định giá, phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và dự báo tài chính.

Cơ hội nghề nghiệp:

+ làm việc trong các công ty tài chính, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư

+ làm quản lí trong các cơ quan nhà nước

+ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng

Các học phần bắt buộc theo hướng: sinh viên tích lũy 5 học phần (19TC) sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10201

Toán tài chính căn bản

4

45

0

30

BB

2

MTH10202

Dự báo

4

30

30

30

BB

3

MTH10203

Mô hình toán tài chính

4

45

0

30

BB

4

MTH10204

Lý thuyết tài chính tiền tệ

4

45

0

30

BB

5

MTH10404

Lý thuyết thống kê

3

15

30

30

BB

TỔNG CỘNG

 19

       

 

Lưu ý: Với chuyên ngành hướng Tài chính, sinh viên có thể phải học môn bắt buộc theo chuyên ngành trước sau đó mới học môn bắt buộc theo hướng. Điều này là do yêu cầu môn học trước và môn tiên quyết, xem Sơ đồ cấu trúc các học phần của các chuyên ngành

Hướng Sư phạm:

gồm các chuyên ngành Sư phạm toán và Sư phạm tin

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo hướng tới việc đào tạo các cử nhân có kiến thức chuyên môn về toán-tin học, khoa học giáo dục và sư phạm, có kỹ năng thực hành thành thạo, có năng lực tư duy tốt, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có ý thức đạo đức nghề nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp:

+ giảng dạy tại các trường trung học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, các trung tâm văn hóa

+ tham gia công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục

Các học phần bắt buộc theo hướng: sinh viên tích lũy 05 học phần hoặc cả 06 học phần để đạt ít nhất 16TC trong học phần trong các học phần sau đây:

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC

SỐ TIẾT

Loại học phần

Lý thuyết

Thực hành

Bài tập

1

MTH10101

Tâm lý học sư phạm

4

30

60

0

BB

2

MTH10102

Phương pháp dạy học tối ưu

3

30

30

0

BB

3

MTH10103

Chất lượng và quản lý chất lượng

3

30

30

0

BB

4

MTH10104

Giáo dục học

3

30

30

0

BB

5

MTH10105

Lý luận dạy học

3

30

30

0

BB

6

MTH10106

Số học và logic toán học

3

30

30

0

BB

TỔNG CỘNG

16

       

 

Lưu ý: Với các chuyên ngành hướng sư phạm, các môn bắt buộc theo chuyên ngành (như Lý thuyết độ đo và xác xuất, Đại số A2, Giải tích hàm) không phải là môn học trước hay môn tiên quyết cho các môn bắt buộc theo hướng, do đó sinh viên có thể chọn học vào thời điểm thích hợp, không nhất thiết học trong 2 năm đầu dù các môn này được mở ở cơ sở Linh Trung (để phục vụ các hướng khác).

Hướng Sư phạm không cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”. Hiện nay một số đơn vị giáo dục yêu cầu chứng chỉ này khi tuyển dụng.

Đây là bản Tóm tắt đề cương các học phần trong chương trình đào tạo bậc đại học ngành Toán học dự kiến cho Khóa 2019, như đang có vào tháng 2/2020.

Các đề cương có thể được chỉnh sửa trong tương lai. Giảng viên môn học có thể có những điều chỉnh khi giảng dạy. Vì vậy các đề cương chỉ dùng để tham khảo. Bản tóm tắt này có thể giúp các giảng viên và sinh viên hiểu rõ hơn về chương trình, giúp sinh viên lựa chọn và chuẩn bị cho các môn học.

Khoa Toán - Tin học