Tin mới

  • Chương trình AI Residency tại FPT Software - Batch 5 28/03/2024

    Sinh viên trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những nhóm sinh viên tài năng qua 4 mùa tuyển sinh của AI Residency. Sau thời gian tham gia chương trình, nhiều sinh viên HCMUS đã có những thành tích ấn tượng như em Nguyễn Hồ...

  • VỀ ĐÂY NHỮNG YÊU THƯƠNG - CHÀO MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG CỰU SINH VIÊN KHOA HỌC 28/03/2024

    Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước (tính từ mốc thành lập Cao đẳng Khoa học trực thuộc Viện Đại học Đông Dương năm 1941), danh tiếng và vị trí học thuật của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc...

  • Chương trình Global Young Leaders 2024/25 - POSTECH và POSCO Group 27/03/2024

    Chương trình cung cấp cho sinh viên cơ hội tham gia các khóa học và tham gia nghiên cứu tại POSTECH, cũng như trải nghiệm văn hóa và công nghiệp Hàn Quốc thông qua các chương trình học thuật & chuyến tham quan. Mọi chi phí cho thời gian lưu trú của...

  • Đại học Y dược TP. HCM tuyển dụng giảng viên Bộ môn Tin học 25/03/2024

    Khoa Khoa học cơ bản, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh tuyển dụng 01 giảng viên Bộ môn tin học, tốt nghiệp thạc sĩ trở lên thuộc các chuyên ngành Máy tính và CNTT, Khoa học dữ liệu, Cơ sở toán học cho tin học.  Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn dự tuyển,...

  • Giải thưởng UL Research Institutes-ASEAN-U.S. Science Prize for Women 22/03/2024

    Giải thưởng UL Research Institutes-ASEAN-U.S. Science Prize for WomenĐây là giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ. Giải thưởng năm 2024 tập trung vào chủ đề về Climate Resilience and Adaptation, nhấn mạnh vai trò của các nhà khoa học nữ đã có...

  • Thông báo chương trình học bổng Quad Fellowship dành cho trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ trong lĩnh vực STEM năm 2024 22/03/2024

    Đại sứ quán Úc tại Việt Nam thông qua Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo chương trình học bổng Quad (Quad Fellowship) dành cho các sinh viên xuất sắc theo học trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán...

  • Thông báo các học phần tương đương, HK2/2023-2024 19/03/2024

    Trong kế hoạch mở môn học kỳ 2/2023-2024, Khoa Toán - Tin học đổi tên một số học phần theo danh sách sau: STT Tên học phần cũ Tên học phần thay đổi (được xét tương đương/thay thế với học phần cũ) Mã HP Tên học phần Số TC LT TH BT Mã HP Tên học phần...

  • Chương trình bài giảng đại chúng tại Trường THPT chuyên Thăng Long 18/03/2024

    Trong sự phối hợp cùng Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Khoa Toán – Tin học, Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM (VNUHCM) tổ chức buổi Bài Giảng Đại Chúng dành cho học sinh yêu mến toán học tại trường THPT chuyên Thăng Long, Đà Lạt. Thời gian:...

  • Thông báo thay đổi Phòng học (cập nhật) 13/03/2024

    Các học phần sau đây sẽ được thay đổi Phòng học, bắt đầu từ Thứ 4 (6/3/2024): 1. Số học và thuật toán: Thứ 4 tiết (1 - 4) từ phòng E105 chuyển sang phòng D211. 2. Cơ sở dữ liệu: thứ 4 tiết (6 - 8) từ phòng E105 sang phòng D103. 3. Tính toán di...

  • Webminar về huấn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên 09/03/2024

    Trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng, nâng cao các làm việc và kỹ năng mềm cho sinh viên, UNDP - Miliman GAIN tổ chức chuỗi webminar thứ 2 với nội dung chính là tập huấn các kỹ năng mềm như viết CV, resume, xây dựng kế hoạch làm việc,... Chuỗi...

NGƯỜI CÁN BỘ QUÂN QUẢN NĂM XƯA

Cẩm Sương (ghi theo lời kể của GS.TSKH. Nguyễn Cang)


Từ Nam ra Bắc….

Tôi là Cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc đầu năm 1955, được Nhà nước cử đi học sau Đại học năm 1965 tai Trung Quốc, nhưng do tình hình Trung Quốc luc đó quá biến động nên cuối năm 1966 đòan chúng tôi được lệnh về nước và tôi công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Một năm sau tôi được cử làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Bucarest (Romania) vì tôi thạo tiếng Pháp. Tôi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Tóan học năm 1971 và về nước công tác tại Vịen Khoa học Giáo dục, đồng thời dạy và phụ trách Khoa cơ bản của Trường Bách Khoa tại chức Hà Nội.Năm 1980, khi đang là Chủ Nhiệm Khoa Tóan của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, tôi được Bộ Đại học cử đi làm Nghiên cứu sinh cao cấp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Ba Lan và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Habil Khoa học Tóan học năm 1984…

Lên đường vào Nam …

Khi chúng ta mở chiến dịch Tây Nguyên thượng tuần tháng 03-1975, tiếp đó giải phóng Thừa Thiên-Huế, rồi Đà Nẵng. Tôi được lệnh tập trung về Trường Đảng Cao cấp tức là Trường Nguyễn Ái Quốc Trung Ương, học tập tình hình và nhiệm vụ mới. Chúng tôi được lệnh cấm trại, không ai được về thăm gia đình. Đến hạ tuần tháng 04-1975, đòan chúng tôi được phát trang phục đi B (vào chiến trường miền Nam). Ngày 28/4/1975, chúng tôi được về thăm gia đình 1 ngày và sáng 29/4 chúng tôi lên máy bay tại sân bay Gia Lâm bay vào Nam. Chúng tôi chưa biết sẽ nhận nhiệm vụ cụ thể ở đâu vì cấp trên phổ biến là còn tùy thuộc diễn tiến của tình hình. Trưa 29/4/1975 chúng tôi đáp xuống sân bay Đà Nẵng vắng vẻ, chỉ vài đ/c quân giải phóng làm nhiệm vụ mà thôi. Thành ủy Đà Nẵng bố trí đòan chúng tôi về chỗ ở nhà của 1 viên tướng Mỹ làm cố vấn cho vùng một chiến thuật của quân đội ngụy. Đòan chúng tôi là đòan cán bộ cao cấp được Trung ương phái vào chi viện cho chiến trường miền Nam, Nếu tình hình thuận lợi, ta giải phóng miền Nam, thì đòan phải có mặt tại Sài gòn trong thời gian sớm nhất chi viện và chịu sự quản lý của Chính phủ lâm thời Công hòa Miền Nam Việt Nam. Đòan của chúng tôi bao gồm đủ các ngành, riêng Giáo dục và Đại học có 14 đồng chí thuộc các trường Y-Dược, Tổng hợp, Bách Khoa, Sư phạm Hà Nội...

Những ngày đầu giải phóng …

Sài gòn đươc giải phóng, UB Quân quản TP. cho ô tô ra đón chúng tôi. Sáng ngày 03/5 tôi và anh Hữu Chí lên xe Jeep từ Viện Đại học SG có sinh viên dẫn đường đến nhận nhiệm vụ tại trường ĐH.KHSG, lúc đó có tên là Khoa học Đai học đường.. Một bước ngoặt lớn trong đời công tác của tôi và anh Chí bắt đầu từ đó. Trước khi tôi và anh Nguyễn Hữu Chí đến trường đã có một số anh chị em thuộc tiểu ban giáo dục của R (tức Bộ Giáo dục của Chính phủ Cách mạng lâm thời) về chốt các cơ sở Giáo dục trong đó có  trường ĐHKH. Các đ/c đó là những giáo viên cấp 3 ở miền Bắc được Trung ương phái vào chi viện cho Miền Nam từ năm 1962. Khi tôi và anh Chí đến thì cá  đ/ c bàn gao công việc lại cho chùng tôi rồi rút về Bộ Giáo dục và Thanh niên nhận công tác mới. Nhưng lúc đó được một lực lượng rất hùng hậu ủng hộ tức các anh chị sinh viên đấu tranh từ trước trong thời kỳ Mỹ ngụy, họ là những người có nhiều thành tích và chính những anh em đó, khi chúng tôi vào đã giúp chúng tôi rất tích cực. Nếu không có họ chúng tôi không thể hòan thành nhiệm vụ đươc. Ngoài ra, trong số anh chị em cán bộ giảng dạy của trường ĐHKHSG lúc đó nói chung là tất cả anh chị em giảng dạy, từ các Giáo sư lớn tuổi như anh Lê Văn Thới, Phạm Hoàng Hộ … đến những người trung niên như : Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Kim Thạch … nhiều người đã từng tham gia sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, lo cho từ chỗ ăn, chỗ ở lúc đó chẳng nhà cửa gì, nằm trên bàn giấy đầu giường có khẩu AK có đạn đàng hòang, ngòai cổng làm nhiệm vụ bảo vệ có anh em sinh viên phong trào đấu tranh, thay nhau gác đêm…  Việc ăn uống hằng ngày của chúng tôi phần lớn do các chị em CB giảng dạy trong trường như chị Nguyễn Ngọc Sương, Tô Ngọc Anh, trẻ hơn cô Nguyễn Thị Ngọc Lan (Trưởng phòng Đào tạo hiện nay) và nhiều chị em khác, … Chúng tôi chẳng có gì, chỉ có lương khô và ít ruốc chà bông Trung Quốc vậy thôi, không có lương, Anh Trần Kim Thạch thấy chúng tôi không có điều kiện nghe tình hình nên cho mượn cái đài National bán dẫn của Nhật cho chúng tôi mượn. Chị Sương thấy chúng tôi cực quá đem lại cho 1 két rượu bổ tự chế để uống. Chị Sương gốc là dược sĩ , ngày xưa học ở bên Tây về đây đỗ Tiến sĩ Hóa học. An uống sinh hoạt thì kham khổ thế, nhưng công tác rất vui. Các anh chị em giảng dạy từ người lớn tuổi như anh Thới (bây giờ đã mất), chị Mai Trần Ngọc Tiếng, Linh mục Hoàng Quốc Trương rất nhiệt tình giúp đỡ và công việc chúng tôi lúc đó được cấp trên giao phục hồi lại họat động bình thường của trường ĐHKHSG, 1 phần cho anh chị em trước đây làm việc gì thì tiếp tục làm việc đó, nhưng chưa học tập, chưa giảng dạy theo kế hoạch mới, để anh chị em giáo chức trong trường ở các phòng thí nghiệm hoạt động bình thường, lớp thì chưa lên, công tác nghiên cứu khoa học vẫn tiếp tục cho Sinh viên sinh hoạt chính trị…

Ổn định hoạt động …

Năm 1975 cho đến hè 1976, có thể nói chỉ sinh hoạt chính trị, tôi được phân công giảng chính trị cho tòan bộ sinh viên và hướng dẫn ở tổ cho các buổi thảo luận chính trị của các đ/c cán bộ giảng dạy. Trong thời gian về Miền Nam trước khi đi chúng tôi có làm cái việc chuyển Đảng tịch, lúc còn ngoài Bắc thì chúng tôi Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam khi lên đường vào Nam chúng tôi có nhiệm vụ chuyển Đảng tịch Đảng Lao Động Việt Nam sang Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam, hiện nay giấy tờ chuyển Đảng tịch còn giữ làm kỷ niệm.

 Vào trong này được thời gian chúng tôi nhận quyết định bổ nhiệm, anh Nguyễn Hữu Chí làm Trưởng ban phụ trách của Trường ĐHKHSG (cũng như Ban giám Hiệu bây giờ) và tôi là Phó ban phụ trách. Theo chính sách Đại đòan kết chúng tôi có mời và trên bổ nhiệm thêm hai cán bộ giảng dạy tại chỗ tham gia cùng chúng tôi. Lúc đó đ/c Lý Hòa còn ở Đại học Cần thơ chưa về, khi chúng tôi làm việc độ chừng nửa tháng hoặc 1 tháng thì anh Lý Hòa về và cùng tham gia ban phụ trách. Ban phụ trách hồi đó gồm 5 người anh Nguyễn Hữu Chí làm Trưởng ban, tôi và anh Lý Hòa làm Phó ban cùng 2 đ/c cán bộ giảng dạy ở trường ĐHKHSG cũ trong đó có anh Trần Kim Thạch, anh Phạm Hòang Hộ. Hiện nay 30 năm sau chúng tôi đều khỏe mạnh, anh Lý Hòa là thương binh nhưng hiện nay rất khỏe, anh Chí thỉnh thoảng hơi yếu chút, tôi cũng hơi yếu chút nhưng vẫn còn làm việc được. Anh Trần Kim Thạch tuy đã về hưu nhưng vẫn họat động chuyên môn, anh Phạm Hoàng Hộ đi vắng, chúng tôi rất mong gặp lại anh ấy. Tình hình là như vậy… Chúng tôi làm nhiệm vụ quân quản, giữ nhiệm vụ Ban phụ trách trường từ năm 1975 đến 1977. Từ 1977 trở đi, trường Đại học KH Sài Gòn và trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn sáp nhập làm một, trở thành trường Đại học Tổng hợp  TP.HCM. Lúc đó tôi nguyên từ thời 1975 đã được giao chủ nhiệm Khoa Toán và sau khi sáp nhập thành trường ĐH Tổng Hợp TP.HCM tôi làm nhiệm vụ Chủ nhiệm Khoa Toán và kiêm thêm công tác Đảng. Lúc đầu tôi làm Bí thư Đảng Khối tự nhiên.

Ba mươi năm ấy biết bao nhiêu tình …

Công việc như vậy, 30 năm qua rồi tôi rất nhớ những người ngày xưa giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, bây giờ không còn nữa. Ví dụ như GS Lê Văn Thới, tôi rất tiếc trong mấy năm anh Thới ốm nằm bệnh viện Thống Nhất, lúc đó đang công tác ở Viện Hàn Lâm Ba Lan, nghỉ phép có về nhà đến thăm anh Thới, lần thăm đó là lần thăm cuối cùng sau đó anh Thới mất, vì một chứng bệnh hiểm nghèo. Nhiều người hiện nay đang còn khỏe, nhưng sức khỏe yếu dần, ví dụ như GS Nguyễn Chung Tú là người am hiểu rất nhiều về tình hình của trường ĐHKH Sài Gòn trước 1975, vì GS Nguyễn Chung Tú vào SG sau Hiệp Định Genève. Thành ra tôi có đề nghị nhà trường nên khai thác thời gian đó của anh Tú hoạt động ở đây. Hiện nay anh Tú lớn tuổi và 1 thời gian có đảm trách chức vụ Hiệu Phó trường ĐH Dân Lập Hùng Vương, nhưng hiện nay tôi biết anh ấy cũng hơi yếu. Tất cả những người ngày xưa còn lại thì một số người cũng không còn ở SG. Tôi cò dịp qua Pháp thì cũng có dịp gặp lại người cũ , ví dụ như anh Huỳnh Văn Công ở Khoa Vật Lý. Anh qua Pháp 1979. Năm 1983 - 1984 – 1985 tôi đi qua Pháp có đến thăm, anh Công vui vẻ lắm… Anh có hỏi thăm tình hình Sài Gòn và tôi có nói anh Công khi nào rảnh mời về Sài Gòn chơi Sau này anh có về chơi và qua trở lại Pháp. Một số người đã giúp chúng tôi hồi đó hoàn thành nhiệm vụ bây giờ tôi còn nhớ mãi, nhất là chị Sương và chị Tô Ngọc Anh người đã đứng ra tổ chức đời sống cho chúng tôi làm việc và góp rất nhiều công sức về việc trở lại bình thường sinh hoạt chung của trường. Tôi nhớ chị Nguyễn Ngọc Sương, Tô Ngọc Anh,  anh Nguyễn Thanh Khuyến, anh Hà Thúc Huy, tôi không nhớ hết, nhiều năm nhìn lại gặp lại vui vẻ mừng rỡ lắm. Số anh em trẻ hơn, lúc tôi vào trường các anh vào tuổi hai mươi, như anh Dương Ái Phương, anh Nguyễn Thanh Hương … bây giờ gặp lại tất cả đều có gia đình vui vẻ, con cái học hành tiến bộ. Có người tiến bộ trên đường công tác như anh Dương Ái Phương (Hiệu Trưởng) và anh Nguyễn Thanh Hương (Hiệu Phó), một số khác bây giờ cũng là cán bộ cốt cán của trường như chị Ngọc Lan (Trưởng phòng Đào tạo) hoặ đang giữ những trọng trách ngòai XH ... Số đoàn viên thanh viên hồi đó người giúp đỡ chúng tôi rất nhiều anh Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Tân, Nguyễn Súng Nhữ Đình Ngoạn, … anh em đó bây giờ vẫn còn gặp lại nhắc lại chuyện cũ ngày xưa những năm gian khổ đi lao động ở Nhị Xuân, đào mương, đắp đập, cuốc đất, v.v.. anh em nhắc lại ngày đó rất khổ, ăn uống kham khổ nhưng rất vui…

Bây giờ tôi đã về hưu lâu rồi nhưng vẫn còn tham gia giảng dạy ở trường, vẫn dạy cao học Toán của Khoa Toán, giảng dạy môn “ Triết học trong Toán học “ ở Khoa Triết trường ĐHKH Xã Hội & Nhân Văn. Đến bây giờ vẫn còn dạy. Giảng cho Khoa Triết, công việc vẫn tiến hành đều. Rất vui là lớp trẻ hồi đó bây giờ đã trưởng thành, rồi những anh em cùng thời tôi vẫn còn khỏe mạnh tham gia công tác đầy đủ. Tôi có gợi ý với anh Dương Ái Phương là trường ĐHKHSG chúng ta là trường có một bề dày lịch sử rất lớn. Từ hồi Pháp thuộc, khi tôi còn là học trò trung học tôi đã nghe nói đến những người đã học rất xuất sắc ở trường ĐHKH Hà Nội (sau năm 1954 đời vào Sài gòn và là tiền thân của Trường chúng ta ngày nay), như anh Lê Thiệu Huy, bà con với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Xuân Hãn đã giới thiệu về anh Lê Thiệu Huy như sau: “đây là một sinh viên xuất sắc nếu đựơc đào tạo cẩn thận thì sẽ đi rất xa”, nhưng tiếc rằng anh đã hy sinh trên đuờng đi mua vũ khí ở Thái Lan, trên dòng sông Mê Kông, nghe nói anh đã dùng thân mình che Hoàng thân Xuphanôvông (Lào) khỏi bị đạn. Anh đã hy sinh và được phong tặng là liệt sĩ của Lào (và của cả Việt nam)…

Nên chăng có ngày hội truyền thống Trường…

Trường ĐHKH có bề dày lịch sử từ thời kỳ trước CM tháng 8 (trường ĐHKH Đông Dương hồi đó). Tại sao không có ngày Hội truyền thống để giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay đồng thời để nêu một gương tốt cho anh em cán bộ, nhân viên và sinh viên trong trường. Mong ngày nào đó trở thành hiện thực. Anh em ở trường nên tranh thủ khai thác các Thầy Cô lâu năm ở trường, biết rất rõ về hoạt động của Trường, như : GS. Nguyễn Chung Tú, GS. Đặng Đình Áng, …

Về các lực lượng hoạt động bí mật và công khai trong trường trước khi tôi về làm nhiệm vụ tiếp quản trường thì như đã nói ở trên, từ khi được triệu tập, cho đến lúc lên đường rồi vào Nam, vẫn chưa biết mình đi đâu về đâu…cho đến ngày 03/5/1975 mới biết về Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Lúc về trường các đ/c hoạt động Đảng ở TP cho biết ở trường có 1đ/c được kết nạp bí mật trong lòng địch năm 1973 là đ/c Phạm Trọng Quy, giáo chức dạy Vật Lý. Trước khi vào SG được biết sinh viên đấu tranh rất hăng hái và địch rất sợ lực lượng học sinh sinh viên nhưng chưa biết cụ thể là ai. Khi nhận nhiệm vụ rồi tôi được biết số sinh viên đấu tranh rất nhiều, những người hoặc đã trực tiếp tham gia cách mạng, cảm tình với cách mạng, tiếp tay cho cách mạng. Năm 1969 trong phiên họp của Hội đồng Khoa học của tường ĐHKHSG anh Nguyễn Đình Ngọc và anh Trần kim Thạch đã bất ngờ chủ động đề nghị toàn thể Hội nghị đứng dậy truy điệu Hồ Chủ tịch vừa mất năm 1969. Trong thời gian tiếp quản trường nhờ Anh Ngọc, anh Thạch và lực lượng đông đảo sinh viên tại chỗ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều như bảo vệ trường, bảo vệ an ninh, các phòng thí nghiệm v. v... như các anh Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Súng, Nguyễn Tân, Ngọc Dũng v..v... đó là lực lượng đông. Một số khi tốt nghiệp được giữ lại Trường công tác như anh Nguyễn Thanh Hương,…

Chính thức thì trên chỉ cử 2 người là tôi và anh Hữu Chí vào trường ĐHKHSG, anh Phạm Thành Hổ, anh Nam và Nguyễn Quốc Thắng vào sau. Chưa có chi bộ lúc đó, chưa kết nạp đảng viên mới tại chỗ, sinh hoạt chi bộ ghép, chỉ có tổ Đảng nhưng chỉ có những Đảng viên ngoài Bắc vào công tác.

Quyết định bổ nhiệm tôi và anh Chí là của tổ chức Trung ương cục. Người ký là đ/c Phan Văn Đáng (Hai Văn), và quyết định bổ nhiệm vào Ban phụ trách trường của Bộ Giáo dục và thanh niên do Bộ trưởng Phạm Văn Kiết và Thứ trưởng Lê Văn Chí ký. Chuyển Đảng từ Đảng LĐVN ở miền Bắc  chuyển vào sinh hoạt tại tổ chức Đảng bộ ông Cụ (từ bí mật, chỉ Trung ương cục). Khi có quyết định từ đó đó trường chính thức hoạt động có quy củ. Vẫn là Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam của chính phủ CM lâm thời hai miền khi chưa thống nhất. Sau thống nhất chúng tôi chuyển lại từ Đảng Nhân dân CM Miền Nam sang Đảng Lao động Miền Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 5/1975 cho đến Hè 1976, các phòng thí nghiệm vẫn hoạt động bình thường. Năm học 1976-1977 tổ chức tuyển sinh đầu tiên, lúc đó vẫn là trường ĐHKHSG. Lớp đầu tiên đó có : Nguyễn Hội Nghĩa (bây giờ đã là Tiến sĩ, đang công tác tại Đại học Quốc gia)…. Cảm nhận của tôi về các thế hệ sinh viên trường ĐHKHSG rất tốt. Tính chất sinh viên là độc lập công tác, chủ động, sáng tạo…Chúng ta phải luôn nắm vững tính chất này và phát huy ở các em sinh viên…