Tin mới

  • Quy định Học bổng khuyến khích 03/05/2024

    Quy định Học bổng khuyến khích mới được ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-KHTN ngày 25/3/2024 xem tại đây

  • Thông báo học bổng Cao Minh Thì 03/05/2024

    1. Mục tiêuHọc bổng Cao Minh Thì là học bổng thường niên của NGƯT. PGS. TS. Cao Minh Thì (Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trường Đại học Công nghệ TP.HCM) dành cho các sinh viên, học viên cao học (HVCH), nghiên cứu sinh (NCS) đang học tập, nghiên cứu tại...

  • THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG ĐỒNG HÀNH KỲ 46, HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 03/05/2024

    THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG ĐỒNG HÀNH KỲ 46, HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Giới thiệu về Quỹ học bổng Đồng Hành Quỹ học bổng Đồng Hành được thành lập năm 2001 bởi một nhóm sinh viên Việt Nam du học tại Pháp với mong muốn hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần các bạn sinh...

  • Chương trình học bổng của nhà tài trợ CNCF 2024 03/05/2024

    Nhà trường thông tin chương trình học bổng Christina Noble Education Programme dành cho các sinh viên khóa 2023 đang học tập tại trường, với thông tin cụ thể như sau:1. Số lượng học bổng: tối đa 05 suất.2. Giá trị học bổng: 23.000.000đ/suất (Hai...

  • CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG BẬC ĐẠI HỌC PANASONIC NĂM 2024 03/05/2024

    CHƯƠNG TRÌNH HC BNG BĐẠI HC PANASONIC NĂM 2024 I/ Điều kiện tham gia:• Là công dân Việt Nam• Sinh viên đang theo học chính quy tất cả các khối ngành tại các trường đại học ở Việt Nam• Thành tích học tập đáp ứng một trong hai điều kiện...

  • Thông báo Đăng ký Ngành và Chuyên ngành dành cho sinh viên khóa 2022 03/05/2024

    Theo kế hoạch Đào tạo, sinh viên Khóa 2022 thuộc các nhóm ngành: Toán học, Toán ứng dụng và Toán Tin sau khi kết thúc giai đoạn Đại cương bắt buộc phải đăng ký ngành và chuyên ngành tương ứng. Để thực hiện đăng ký theo yêu cầu trên, sinh viên cần làm...

  • Hội thảo chương trình “Viết bài báo khoa học bằng LateX” 02/05/2024

    Hội thảo chương trình “Viết bài báo khoa học bằng LateX” Phần mềm LaTeX là một hệ thống soạn thảo văn bản chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong việc viết các tài liệu khoa học, kỹ thuật, toán học và kỹ thuật máy tính. Trong buổi hội thảo lần này...

  • MSCA Postdoctoral Fellowships 2024 26/04/2024

    1. Thông tin chung:Chương trình được triển khai với mục đích phát triển tiềm năng tư duy sáng tạo của các nhà nghiên cứu hiện đã có bằng tiến sĩ và có nguyện vọng lĩnh hội các kỹ năng mới thông qua các chương trình huấn luyện quốc tế nâng cao, đa...

  • Thông báo thay đổi Phòng học (cập nhật 22/4/2024) 22/04/2024

    Các học phần sau đây sẽ được thay đổi Phòng học, bắt đầu từ Thứ 4 (6/3/2024): 1. Số học và thuật toán: Thứ 4 tiết (1 - 4) từ phòng E105 chuyển sang phòng D211. 2. Cơ sở dữ liệu: thứ 4 tiết (6 - 8) từ phòng E105 sang phòng D103. 3. Tính toán di...

  • HỌC BỔNG CATHAY 2024 - “Thịnh trí thành tài cùng Cathay” lần thứ 17 15/04/2024

    Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay thành lập tháng 08 năm 1962, trực thuộc tập đoàn tài chính hàng đầu Cathay. Trong hơn 4 thập niên qua, với sự hỗ trợ đắc lực của hơn 26.000 nhân viên chuyên nghiệp, các cổ đông cùng mạng lưới khách hàng rộng...

  • Bế mạc Olympic Toán học SV-HS năm 2024 15/04/2024

    Lễ Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh lần thứ 30 diễn ra tại Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng vào ngày 13/4. Kỳ thi do Hội Toán học Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên...

Hoàng Lê Minh, người đoạt huy chương vàng toán quốc tế đầu tiên của Việt Nam, không tiếc khi từ bỏ con đường toán lý thuyết, vì những gì anh có ngày hôm này là nhờ tư duy toán học và nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ Hoàng Lê Minh sinh năm 1957 tại Hà Nội. Hiện anh đang làm Viện trưởng Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. Viện này mới thành lập 5 năm, nhằm giúp Bộ nghiên cứu triển khai các chiến lược, chính sách, dự án phát triển trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm.

Thuở nhỏ, cậu bé Minh được hướng vào nhạc viện, vì khi đó cả mẹ và chị gái Minh đều làm trong đoàn ca nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam. Minh học nhạc Accordeon 4 năm. Niềm đam mê ca nhạc bắt đầu trỗi dậy, thì năm 1970, bố Minh là ông Hoàng Xuân Tùy, lúc này là Thứ trưởng Bộ Đại học, từng là Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1961-1966 gửi Minh học lớp toán do thầy Tôn Thân phụ trách.

"Theo sự sắp xếp của bố mẹ, tôi thi vào lớp chuyên toán của thầy Tôn Thân, trường Trưng Vương. Lúc đó, tôi không hề có năng khiếu về môn học này và cũng chưa hề thích toán, thậm chí còn thờ ơ với nó, còn nhỏ nên tôi chỉ biết nghe lời bố mẹ", Minh nói.

Nhưng sau vài tuần, Minh thay đổi hoàn toàn suy nghĩ trên. "Thầy Tôn Thân có cách dạy truyền cảm hứng để tôi và các bạn có niềm say mê với môn học, tôi thấy toán học thật thú vị".

Minh thích nhất là mỗi lần thầy ra đề khó, bạn nào tìm ra lời giải hay nhất sẽ được thầy thưởng quà và cả lớp đứng dậy vỗ tay như khi xem nghệ sĩ biểu diễn. "Tình yêu toán học trong tôi bắt đầu từ đây, đúng hơn là từ thầy Tôn Thân".

Sau khi tốt nghiệp, Minh thi khối chuyên toán, Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 1972, vì điều kiện chiến tranh, Minh và các bạn trong lớp sơ tán lên huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Đó là những ngày thật sự khó khăn, anh và các bạn trong lớp học nhờ nhà dân, trong đình chùa, cơm chỉ có cơm độn và rau rừng. Năm 1974, Minh được chọn tham dự kỳ thi toán Olympic quốc tế tại Đức.

Hoàng Lê Minh nói, cả đời anh cũng không thể quên được những hình ảnh năm đó. Trong thời gian chuẩn bị đi thi, đội tuyển toán được Bộ trưởng giáo dục Tạ Quang Bửu chăm sóc và kể cho nghe về những nhà khoa học nổi tiếng, như một cách truyền cảm hứng.

Lúc bước vào phòng thi, lần đầu tiên ngồi trong phòng mới mẻ với người xa lạ không chung ngôn ngữ, môi trường lạ lẫm, Minh ban đầu thấy run sợ, nhưng sau đó anh nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và trở thành người Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng. Khi đó anh 17 tuổi.

"Lần đầu tiên đoàn thi toán của Việt Nam tham gia Olympic, mà đạt nhiều huy chương, thành tích vượt xa cả nước phát triển như Mỹ. Tôi thấy tự hào vì Việt Nam không hề kém các bạn bè năm châu. Chính điều này tạo hiệu ứng tích cực trong ngành giáo dục thi đua học tập suốt thời gian dài".

"Cho đến bây giờ tôi vẫn lưu giữ khoảnh khắc vui sướng đó, con cái tôi cũng luôn nhìn vào tôi để có bước đệm trong học tập", ông Minh kể.

Chiếc huy chương vàng mà Hoàng Lê Minh mang về đã mở đầu một thời kỳ huy hoàng của toán học Việt Nam trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Một trong những đỉnh cao sau này được lập nên bởi Lê Bá Khánh Trình, người vừa giành huy chương vàng vừa giành giải đặc biệt của mùa thi năm 1979.

Tự tin với toán ứng dụng

Sau khi đoạt huy chương vàng, Hoàng Lê Minh sang Liên Xô học tại Đại học Tổng hợp Lomonosov. Tiếp đó, anh làm nghiên cứu sinh, tham gia công tác với nhiều viện nghiên cứu nổi tiếng và đạt nhiều kết quả. Lương khi đó của Minh quy ra tương đương hơn 2.000 USD mỗi tháng.

Năm 1991, anh cùng gia đình quyết định trở về Việt Nam. Anh không chọn Hà Nội nơi anh sinh ra mà anh đến TP HCM để định cư và nơi làm việc, tại khoa toán, Đại học Tổng hợp TP HCM. "Cha mẹ tôi lúc đó đã cao tuổi, mặt khác ở TP HCM, các trường đại học mở ra khoa công nghệ thông tin, tôi thấy về nước sẽ phát huy khả năng của bản thân".

Năm 1995, Đại học tổng hợp TP HCM thành lập khoa công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia, khoa toán thành lập bộ môn ứng dụng tin học, nghiên cứu vấn đề giải thuật, xử lý ảnh, tính toán mạng lưới.

Hoàng Lê Minh khi đó tham gia dự án Khu Công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP HCM. Năm 2001, anh sang làm Sở Bưu chính Viễn thông. Năm 2003, anh làm cho Sở Khoa học công nghệ. "Tôi thay đổi 5 đến 6 công việc, xét đến cùng vẫn là theo công nghệ thông tin", anh Minh nói.

Cuối 2007, anh ra Hà Nội làm Viện trưởng Viện Công nghệ phần mềm và nội dung số thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. "Tôi ra Hà Nội trong tay không có gì, chỉ có giấy quyết định của Bộ. Tôi phải tự tìm đội ngũ cán bộ, đưa ra cơ chế hoạt động, gây dựng mối quan hệ làm việc".

"Cũng hình như tôi có duyên nợ gì với Hà Nội thì phải", Minh nói.

Nói về lý do chuyển từ toán lý thuyết sang ứng dụng trong công nghệ thông tin, Hoàng Lê Minh cho biết, thời điểm anh tham gia giảng dạy trong phạm vi hẹp, chỉ 10 đến 15 người học tập, nên cảm thấy rất lãng phí khi phải mất nhiều thời gian để soạn giáo trình và đào tạo rất ít người. "Trong khi trào lưu công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, tôi thấy mình đủ khả năng trong lĩnh vực đó, nên không còn lý do gì để tiếp tục làm toán lý thuyết".

Mặt khác, theo Minh, làm toán lý thuyết không đơn giản, cần hội tụ nhiều yếu tố về thầy, cơ sở vật chất, nhưng Việt Nam khi đó chưa có điều kiện. Vì thế anh theo đuổi lĩnh vực ứng dụng.

"Quan trọng khi làm toán ứng dụng tôi thấy tự tin và không thua kém ai trong và ngoài nước. Còn khi làm toán lý thuyết, nhất là thời kỳ nước ngoài tôi thấy mình thua kém hơn người ta rất nhiều. Nếu làm khoa học mà không giúp gì cho đất nước thì tôi làm làm gì?".

Hoàng Lê Minh buồn khi nhiều người nói "thế hệ vàng toán học" trước kia ngày nay hình như đang "ẩn dật" mà không có nhiều đóng góp nổi trội cho đất nước. "Chúng tôi vẫn đang hằng ngày cống hiến sức mình cho đất nước. Không nhất thiết cứ có huy chương toán học thì phải nổi tiếng hay chức cao vọng trọng".

"Mọi người đừng quá coi trọng thành tích. Tôi hài lòng và thấy hạnh phúc với những gì mình làm được ngày hôm nay, tôi thấy học toán không bao giờ là lãng phí", ông Minh nói thêm.

Hương Thu