Bài nói đại chúng: Hành trình tìm máy bay MIG-21 mất tích. Tọa đàm (20/12)
18/12/2018

Thông báo Bài nói đại chúng:

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MÁY BAY MIG-21 MẤT TÍCH NGÀY 30/4/1971


TS. Nguyễn Lê Anh
Thời gian: 9g-10g, Thứ năm 20/12/2018, Hội trường I, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5

Facebook: https://www.facebook.com/events/764887667214749/

Giới thiệu:

Ngày 30/4/1971, chiếc máy bay MiG-21 thuộc trung đoàn Không quân 921 do hai phi công Công Phương Thảo và Poyarkov Yuri Nikolaevich điều khiển đã mất tích trong khi bay huấn luyện trên bầu trời Tam Đảo. Các lực lượng của Bộ Quốc phòng đã tìm kiếm liên tục trong nhiều đợt nhưng không có kết quả. Mãi tới 47 năm sau, dấu vết của máy bay và di vật của các phi công mới được tìm thấy. Ngày 17/12/2018, Bộ Quốc phòng đã chính thức xác nhận các mẫu vật tìm thấy chính là của máy bay MIG-21 rơi tại khu vực Tam Đảo ngày 30/4/1971.

Câu chuyện hành trình tìm kiếm chiếc máy bay này rất đặc biệt, được báo chí kể lại:
https://vtv.vn/trong-nuoc/hanh-trinh-tim-kiem-may-bay-mig-21-mat-tich-47-nam-truoc-o-tam-dao-20180314064916361.htm
https://dantri.com.vn/xa-hoi/hanh-trinh-tim-kiem-chiec-may-bay-roi-tren-dinh-tam-dao-47-nam-truoc-20181014090924125.htm
https://vnexpress.net/thoi-su/khong-tim-thay-xuong-cot-hai-phi-cong-vu-may-bay-mig-roi-47-nam-truoc-3855646.html

Một trong những người góp phần vào việc tìm được chiếc máy bay mất tích là tiến sĩ toán học Nguyễn Lê Anh (63 tuổi), nguyên giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự. Nhờ các suy luận logic và các phân tích định lượng, nhóm của TS. Nguyễn Lê Anh đã giúp xác định được vị trí máy bay rơi. Câu chuyện này vừa được kể lại trên tạp chí Epsilon tháng 12/2018, trang 29:
https://drive.google.com/file/d/1PeG4dG15eYMlHegY38LNEDvdzQ4dPq6V/view 

-------------------------

Tọa đàm:

Tiên đề hóa số thực và giảng dạy chủ đề này trong toán đại học


TS. Nguyễn Lê Anh
Thời gian: 10g-11g, Thứ năm 20/12/2018, Phòng F207, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5

TS. Nguyễn Lê Anh sẽ thảo luận vấn đề xây dựng tiên đề cho tập hợp số thực, việc xây dựng các hàm lượng giác, hàm mũ, ... và những hệ lụy đối với phương pháp giảng dạy toán bậc đại học.

Đề tài sẽ thú vị và bổ ích cho những người quan tâm tới việc giảng dạy toán bậc đại học cho chuyên ngành toán lẫn không chuyên ngành toán.