Bài viết giới thiệu hệ cử nhân tài năng của Khoa Toán-Tin học

Có một số nhỏ sinh viên vốn đã có năng khiếu và trình độ Toán vượt trội, có mong muốn, ý chí và hoài bão được phát triển trong ngành Toán. Việc mở những lớp học riêng cho các sinh viên này là bức thiết.

Khoa Toán-Tin học là một trong những khoa có bề dày truyền thống của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trong ĐHQG-HCM Khoa Toán-Tin học là đơn vị duy nhất đào tạo bậc đại học các ngành Toán lý thuyết, là đơn vị duy nhất đào tạo cao học các ngành Toán lý thuyết, và là đơn vị duy nhất được phép đào tạo tiến sĩ các ngành Toán.

Khoa Toán-Tin học là đơn vị đầu tiên trong ĐHQG-HCM thành lập lớp Cử nhân tài năng (CNTN) thử nghiệm từ năm 1997. Từ năm 2002 đến 2011 Khoa Toán-Tin học thực hiện đề án CNTN của ĐHQG-HCM. Năm 2013 Khoa Toán-Tin học được ĐHQG-HCM và ĐH KHTN TPHCM phê duyệt đề án CNTN cho giai đoạn tiếp theo, tiếp tục vận hành hệ CNTN cho tới nay.

Thành tựu của hệ CNTN Khoa Toán-Tin học, 1997-2018

Trải qua hơn 20 năm tính từ lúc thử nghiệm, chương trình CNTN Khoa Toán-Tin học đã đạt được những thành tựu lớn, đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước, vươn ra tầm thế giới.

Một số cựu sinh viên hệ CNTN đã trở thành trở thành những nhà khoa học có vị trí quốc tế

Danh sách một số cựu sinh viên hệ CNTN đã trở thành giáo sư (biên chế hoặc trên đường vào biên chế - tenure track) tại một số trường đại học lớn của nước ngoài:

Họ tên

Vị trí giáo sư (tenure/tenure-track)

Năm tốt nghiệp hệ CNTN

Lê Long Triều

University of Toledo

2001

Nguyễn Lê Lực

Oxford University

2002

Lê Quang Nẫm

Indiana University

2002

Nguyễn Việt Linh

University of Idaho

2002

Nguyễn Trọng Toán

Pennsylvania State University

2002

Trương Trung Tuyến

University of Oslow

2002

Chung Nhân Phú

Sungkyunkwan University

2005

Trần Vĩnh Hưng

University of Wisconsin Madison

2006

Nguyễn Tiến Khải

North Carolina State University Raleigh

2006

Phan Thành Nam

University of Munich

2007

Nhiều người trong số này vẫn thường xuyên về nước hợp tác, giảng dạy, hỗ trợ các sinh viên khóa sau.

Một số cựu sinh viên hệ CNTN đã tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành giảng viên của các trường đại học ở Việt Nam

Danh sách một số cựu sinh viên hệ CNTN đã tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành giảng viên của các trường đại học ở Việt Nam:

Họ tên

Vị trí giảng viên (học vị tiến sĩ)

Năm tốt nghiệp hệ CNTN

Nguyễn Tiến Dũng

ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

2002

Nguyễn Minh Quân

ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM

2005

Mai Hoàng Biên

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2005

Ông Thanh Hải

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2006

Đào Nguyên Anh

ĐH Tôn Đức Thắng

2006

Lê Phương

ĐH Ngân hàng TPHCM

2007

Nguyễn Lê Hoàng Anh

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2007

Đậu Thế Phiệt

ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

2006

Võ Hoàng Hưng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2007

Nguyễn Thanh Bình

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2008

Bùi Lê Trọng Thanh

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2009

Nguyễn Minh Tùng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2009

Mai Hoàng Bảo Ân

Viện John Von Neumann, ĐHQG-HCM

2009

Lý Kim Hà

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2010

Nguyễn Khánh Tùng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

2010

Phan Thành Việt

ĐH Tôn Đức Thắng

2011

Một số cựu sinh viên hệ CNTN đang học tiến sĩ, làm việc sau tiến sĩ tại những trung tâm lớn của thế giới

Danh sách một số cựu sinh viên hệ CNTN đang học tiến sĩ, làm việc sau tiến sĩ

Họ tên

Vị trí đang học tiến sĩ, sau tiến sĩ

Năm tốt nghiệp hệ CNTN

Trần Minh Bình

University of Wisconsin Madison

2007

Trần Võ Huy

University of Washington

2007

Hồ Sĩ Tùng Lâm

University of California Los Angeles

2008

Nguyễn Quang Thắng

New York University

2008

Đinh Cao Duy Thiên Vũ

Purdue University

2008

Võ Nguyễn Thủy Tiên

University of Wisconsin Madison

2010

Phạm Ngọc Tuân

University of Minnesota

2010

Nguyễn Quốc Hưng

University of Pisa

2010

Châu Ngọc Huy

University of Padova

2010

Hồ Phạm Minh Nhật

University of Michigan

2011

Nguyễn Thị Hoàng Oanh

Yale University, Princeton University

2011

Nguyễn Quang Huy

Princeton University

2012

Phạm Ngọc Hoàng Minh

University of Chicago

2013

Huỳnh Mạnh Khang

University of California Los Angeles

2015

Từ Nguyễn Thái Sơn

University of Wisconsin Madison

2015

Dương Thị Minh Triết

Texas A&M University

2015

Nguyễn Tiến Trình

Pennsylvania State University

2015

Phạm Thế Doanh

Rutgers University

2016

Ước tính ít nhất 50 cựu sinh viên CNTN đã đạt học vị tiến sĩ. Nhiều người khác đang học tiến sĩ. Ít nhất 100 cựu sinh viên CNTN đã có học vị thạc sĩ. Mỗi năm từ 2006 có ít nhất 10 sinh viên tốt nghiệp CNTN tham gia học Chương trình cao học Toán ứng dụng Pháp-Việt.

Làm việc ở doanh nghiệp

Từ trước tới nay nghề nghiệp đúng chuyên môn chủ yếu của người tốt nghiệp ngành toán là làm giáo viên, nhưng một số cựu sinh viên CNTN đã làm những nghề nghiệp mới như định phí bảo hiểm và làm việc trong các công ty công nghệ, ví dụ như:

Họ tên

Công ty

Năm tốt nghiệp hệ CNTN

Lê Ánh Hạ

Bosch Engineering

2005

Phùng Thanh Tâm

Fairfield

2005

Nguyễn Duy Thành

Hanwha Life

2007

Nguyễn Thành Nhân

Phú Hưng Life

2007

Nguyễn Lâm Hưng

Generali Life

2007

Đinh Công Tài

BIDV

2009

Nguyễn Thị Mừng

Hanwha Life

2010

Trà Quốc Khanh

Hanwha Life

2010

Trần Quang Ánh

Intel

2010

Lâm Hoàng Nhựt

Ace Life

2013

Nguyễn Thị Mai Linh

Manu Life

2013

Nguyễn Thị Kiều Trinh

Phú Hưng Life

2014

Nguyễn Thu Phiến

Phú Hưng Life

2014

Phan Thị Mỹ Duyên

Intel

2014

Đặng Trường

DFM Engineering

2015

Các cựu sinh viên CNTN có học vị thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ đã có việc làm đúng chuyên môn ở các công ty tài chính và công nghệ ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có cựu sinh viên CNTN tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài về đã tham gia vào các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói hệ CNTN Khoa Toán-Tin học đã bắt đầu đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nhân lực mới cần năng lực toán học cao. Đây là một phát triển mới rất đáng mừng của đào tạo tài năng toán của Việt Nam, đã không còn chỉ bó hẹp trong đào tạo nhân lực hàn lâm hoặc làm việc ở nước ngoài.

Sự công nhận quốc tế và quốc gia đối với chương trình CNTN Khoa Toán-Tin học

  • Trong chương trình Cao học Toán ứng dụng Pháp-Việt, các đại học lớn của Cộng hòa Pháp như École de Polytechniques, Paris 13, Orléans và Tours đã công nhận sinh viên học hết năm học thứ tư hệ cử nhân của Khoa Toán-Tin học (chủ yếu là hệ CNTN) có trình độ tương đương với Master 1 (theo khung chương trình đào tạo của Pháp, cử nhân Pháp gồm 3 năm, Thạc sĩ Pháp gồm 2 năm Master 1 và Master 2), và do đó được lập tức học chương trình cao học Pháp ở trình độ Master 2. Từ năm 2006 tới nay hàng trăm cựu sinh viên CNTN đã được cấp bằng thạc sĩ Master 2 của Pháp chỉ sau 1 năm học.

    Có ít nhất 4 sinh viên CNTN năm thứ nhất và thứ hai đã được học bổng chuyển tiếp vào bậc đại học của Đại học Bách Khoa Paris.

  • Chương trình Trọng điểm quốc gia phát triển Toán học năm 2010-2020 luôn phân bố cho Khoa Toán-Tin học (chủ yếu là hệ CNTN) số suất học bổng thuộc hàng cao nhất cả nước (hiện là 34 suất học bổng/năm),  số suất dự Trường hè toán học sinh viên toàn quốc thuộc hàng cao nhất cả nước (hiện là 10 suất dự/năm).
    CNTN khóa 2009 

Hình: CNTN khóa 2009

Thế mạnh kết nối liên thông với các chương trình khác của chương trình CNTN Khoa Toán-Tin học:

  • Kết nối, liên thông với Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG-HCM. Qua các năm có một số học sinh chuyên Toán của Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG-HCM đã trở thành sinh viên CNTN Khoa Toán-Tin học, trong số đó có nhiều người xuất sắc như Lê Long Triều, Nguyễn Việt Linh, Lê Quang Nẫm, Trần Vĩnh Hưng, Nguyễn Tiến Khải, Huỳnh Mạnh Khang, Từ Nguyễn Thái Sơn, Phạm Thế Doanh. Chương trình CNTN ngành Toán đã giúp giữ những học sinh năng khiếu Toán của Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG-HCM ở lại và phát triển trong ngành Toán.

  • Kết nối với những trường phổ thông năng khiếu, trường chuyên của các tỉnh. Các năm qua nhiều sinh viên CNTN Khoa Toán-Tin học tới từ các trường phổ thông năng khiếu của các tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tiền Giang.

  • Liên thông với Chương trình Cao học Toán ứng dụng Pháp-Việt của ĐHQG-HCM. Như trên đã miêu tả, hệ CNTN cung cấp lực lượng học viên chính cho chương trình cao học này. Đây là một chương trình cao học đặc biệt được ĐHQG-HCM và các đại học Pháp tài trợ toàn phần từ năm 2006 và đã được gia hạn tới năm 2023.


CNTN khóa 2010

Hình: CNTN khóa 2010

Đặc điểm của chương trình CNTN

Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu của chương trình CNTN của Toán-Tin học là tuyển chọn và tạo điều kiện phát triển cho các sinh viên ưu tú ngành Toán-Tin học. CNTN nhắm tới việc tạo môi trường thuận lợi cho các sinh viên có năng lực và động cơ học tập cao được học tập ở trình độ phù hợp, qua đó giúp các sinh viên này được thể hiện và phát triển năng lực của họ.
Sinh viên CNTN được tạo cơ hội và môi trường thúc đẩy sự tự tin và hoài bão, có lòng ham thích hiểu biết và ham thích đóng góp vào việc khám phá tri thức, mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề của cuộc sống, phát triển xã hội.

Hệ CNTN tổ chức các lớp học tương đối nhỏ (khoảng 30 sinh viên/lớp) gồm các sinh viên có trình độ và động cơ học tập cao nhất khóa. Các lớp này được học trong điều kiện tốt nhất có thể.

Sự khác biệt của các lớp trong CNTN chủ yếu không phải ở nội dung dạy và học, mà là cách dạy và học.

Cách dạy và học của các lớp CNTN nhấn mạnh phát triển khả năng tự học, tự chủ, tự nhận thức, tự định hướng của sinh viên, tăng tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau, tạo điều kiện để từng cá nhân sinh viên được quan tâm, được chọn và chọn được chương trình học tập và con đường phát triển phù hợp cho mình.

Các lớp CNTN tạo mọi trường học thuật khuyến khích thảo luận, mạnh dạn chia sẻ tư tưởng giữa giảng viên và sinh viên. Các sinh viên CNTN có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp xúc với những tư tưởng mới, ở trình độ cao hơn so với hệ đại trà, từ các giảng viên thỉnh giảng, các nhà khoa học từ nơi khác tới, các hoạt động ngoại khóa tại chỗ và ở nơi khác. Qua đó trình độ tư duy và năng lực sáng tạo của sinh viên CNTN được nâng cao vượt trội so với hệ đại trà.

 CNTN khóa 2011

Hình: CNTN khóa 2011

Lợi ích mang lại từ chương trình

Các lớp trong CNTN được học trong các lớp học nhỏ hơn, được trang bị đầy đủ hơn so với hệ đại trà. Sinh viên CNTN được tiếp xúc gần gũi hơn với giảng viên, được quan tâm sát sao hơn. Sinh viên CNTN được có cơ hội hưởng học bổng và được hỗ trợ trong các hoạt động học tập.

CNTN khóa 2014

Hình: CNTN khóa 2012

K2013 CNTN

Hình: CNTN khóa 2013

K2014 CNTN

  Hình: CNTN khóa 2014

CNTN khóa 2015

Hình: CNTN khóa 2015

Chất lượng chung của hệ CNTN nhắm tới tiếp cận và tương đương với chất lượng của các chương trình ngành Toán của các trường đại học mạnh trên thế giới.