Tin mới

  • MSCA Postdoctoral Fellowships 2024 26/04/2024

    1. Thông tin chung:Chương trình được triển khai với mục đích phát triển tiềm năng tư duy sáng tạo của các nhà nghiên cứu hiện đã có bằng tiến sĩ và có nguyện vọng lĩnh hội các kỹ năng mới thông qua các chương trình huấn luyện quốc tế nâng cao, đa...

  • Thông báo thay đổi Phòng học (cập nhật 22/4/2024) 22/04/2024

    Các học phần sau đây sẽ được thay đổi Phòng học, bắt đầu từ Thứ 4 (6/3/2024): 1. Số học và thuật toán: Thứ 4 tiết (1 - 4) từ phòng E105 chuyển sang phòng D211. 2. Cơ sở dữ liệu: thứ 4 tiết (6 - 8) từ phòng E105 sang phòng D103. 3. Tính toán di...

  • HỌC BỔNG CATHAY 2024 - “Thịnh trí thành tài cùng Cathay” lần thứ 17 15/04/2024

    Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay thành lập tháng 08 năm 1962, trực thuộc tập đoàn tài chính hàng đầu Cathay. Trong hơn 4 thập niên qua, với sự hỗ trợ đắc lực của hơn 26.000 nhân viên chuyên nghiệp, các cổ đông cùng mạng lưới khách hàng rộng...

  • Bế mạc Olympic Toán học SV-HS năm 2024 15/04/2024

    Lễ Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh lần thứ 30 diễn ra tại Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng vào ngày 13/4. Kỳ thi do Hội Toán học Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên...

  • Seminar Xác suất – Thống kê tháng 04.2024: Effect of Excess Mortality on Longevity during the Covid-19 Pandemic in South Asia 12/04/2024

    Bộ môn Xác suất Thống kê tổ chức buổi "Seminar Xác suất – Thống kê tháng 04.2024" với bài báo cáo được thực hiện bởi Tiến sĩ Ahbab Mohammad Fazle Rabbi. Tiến sĩ Ahbab Mohammad hiện đang là Trợ lý Giáo sự tại Khoa Khoa học Dân số, Đại học Dhaka,...

poster tuyển sinh thạc sĩ Toán Giải tích 3

Ngành Toán Giải tích do Bộ môn Giải tích phụ trách. Bộ môn Giải tích có truyền thống đào tạo và nghiên cứu từ thập niên 1960, đặc biệt trong một số lĩnh vực chính trong Giải tích toán học như Phương trình đạo hàm riêng, Giải tích phi tuyến. Là một đơn vị chính đảm nhận “toán lý thuyết” hay “toán thuần túy” ở Khoa Toán - Tin học, Bộ môn không chỉ hoạt động trong lĩnh vực giải tích hiểu theo nghĩa hẹp mà còn tham gia vào các lĩnh vực toán liên quan như tối ưu, thống kê, hình học. Bộ môn đồng thời đóng góp vào toán ứng dụng trong các lĩnh vực như bài toán ngược, bài toán không chỉnh, phương trình toán lý, cơ học, giải tích số, phương pháp số, khoa học tính toán, khoa học dữ liệu, toán tài chính, giáo dục toán học, ... Một số nghiên cứu của cán bộ Bộ môn đã đạt trình độ khoa học quốc tế.

Qua hơn 25 khóa cao học, chương trình Toán Giải tích đã đào tạo hàng trăm Thạc sĩ. Mỗi năm ngành Toán Giải tích chọn tuyển khoảng 10 tới 15 học viên cao học. Chương trình cao học chính thức kéo dài 2 năm, những sinh viên có nhu cầu có thể kéo dài thời gian. Học viên cần viết một luận văn trong thời gian nửa năm cuối của chương trình.

Chương trình nhấn mạnh định hướng đào tạo để người tốt nghiệp có khả năng giảng dạy ở các trường cao đẳng đại học.

Chương trình có các học phần giúp người học có hiểu biết nhiều hơn và sâu hơn về các nội dung toán thường được giảng dạy ở các trường cao đẳng đại học như Giải tích, Đại số tuyến tính, Thống kê, Phương pháp tính, cùng với học phần về Phương pháp giảng dạy.

Chương trình cung cấp cho người học nền tảng vững vàng về Giải tích và Giải tích số để người học có thể tiếp tục nghiên cứu và học nghiên cứu sinh.

Chương trình giúp người học có khả năng làm việc ở các đơn vị nghiên cứu và triển khai ứng dụng.

Chương trình chứa một phần lớn học phần về tính toán số và tạo điều kiện cho học viên chọn học các học phần liên quan từ các chuyên ngành khác, giúp xây dựng khả năng làm ứng dụng.

Tháng 4/2021 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư cho phép bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học, mở ra cơ hội cho người tốt nghiệp tham gia giảng dạy toán trung học.

Thông tin thêm

Mục tiêu đào tạo

IMG 3792 1

Đào tạo ở trình độ cao hơn ở bậc cử nhân về toán học, đặc biệt là Giải tích toán học. Người tốt nghiệp có thể có đủ điều kiện ứng cử vào các vị trí giảng viên toán ở bậc cao đẳng, đại học.

Cụ thể hơn, chương trình Cao học Toán Giải tích đào tạo và nâng cao năng lực cho những người muốn làm những việc sau:

  • làm giảng dạy, nghiên cứu ở các trường trung học, cao đẳng, đại học, trung tâm khoa học kỹ thuật.

  • làm việc trong các ngành khoa học, các ngành kỹ thuật, kinh tế, hoạch định chính sách, ... cần năng lực phân tích, xử lí những vấn đề phức tạp cao, có thể sử dụng các phương pháp toán học.

Những người này sẽ được chuẩn bị tốt cả về kiến thức lẫn tinh thần, phong cách làm việc.

Chương trình hướng tới chất lượng, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Đặc điểm của chương trình

  • Thời gian học rút ngắn: học viên có thể đạt phần lớn số tín chỉ cần thiết trong vòng 1 tới 1,5 năm học.

  • Cường độ học tập cao và chính qui: khuyến khích học viên học toàn thời gian ít nhất là trong năm đầu, đa số các học phần học vào ban ngày vào các ngày làm việc.

  • Số tín chỉ bắt buộc thấp (4 môn học, 16 tín chỉ), số còn lại (tối thiểu 7 môn học, 28 tín chỉ) học viên có sự chọn lựa phù hợp với nguyện vọng của mình.

  • Tạo điều kiện cho học viên học các học phần của các ngành cao học khác của Khoa Toán - Tin học, phù hợp với những hướng đa ngành: cho phép học tới 3 học phần, 12 tín chỉ ngoài ngành.

  • Khuyến khích học viên bắt đầu làm luận văn sớm và không kéo dài thời gian làm luận văn, thực hiện luận văn trong vòng 1 năm.

Định hướng chất lượng

  • Giảng viên tham gia giảng dạy là những người đang làm nghiên cứu, nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn.

  • Có đủ cán bộ cơ hữu để giảng dạy và hướng dẫn, không phải dựa vào giảng viên thỉnh giảng, mặc dù cán bộ hướng dẫn không nhất thiết là cán bộ cơ hữu.

  • Thực thi nghiêm túc qui chế đào tạo.

Chuẩn đầu ra cho học viên

  • Kiến thức chung: Có hiểu biết mở rộng, nâng cao trong toán học, đủ hiểu biết để giảng dạy các môn toán ở bậc cao đẳng, đại học ngoài ngành toán.

  • Kiến thức chuyên môn: Có hiểu biết chi tiết trong một số chuyên ngành quan trọng và tiếp xúc với một số chuyên ngành khác của Giải tích toán học. Đạt trình độ hiểu biết đương thời trong một đề tài toán học có liên quan tới Giải tích toán học.

  • Kỹ năng mềm: Hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, trình bày và công bố khoa học, sử dụng công cụ máy tính, có thể tham gia vào cộng đồng toán học.

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Theo quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ do ĐHQG-HCM ban hành, không bị trở ngại ngôn ngữ khi đọc các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

  • Thái độ xã hội: Có tư duy và phong cách khoa học, yêu cầu tính chính xác cao trong lập luận và nhận định.

Đối tượng tuyển sinh

Tất cả những người tốt nghiệp đại học ngành toán (Toán học, Sư phạm Toán, Toán ứng dụng, Toán tin, Toán thống kê, …). Người tốt nghiệp đại học ngành khác toán được xét từng trường hợp một, có thể được yêu cầu học một số học phần bổ sung.

Người tốt nghiệp đại học điểm trung bình từ 8,0 trở lên được xét tuyển thẳng; người tốt nghiệp đại học từ các trường đã được kiểm định quốc tế điểm trung bình từ 7,0 trở lên và người tốt nghiệp chương trình Cử nhân Tài năng được xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn.

Môn thi tuyển và hình thức ôn thi

Trường tuyển sinh 2 đợt trong năm, vào tháng 5 và tháng 10. Thông báo tuyển sinh thường có từ khoảng tháng 2 và tháng 8 hàng năm, đăng trên trang web của Trường và của Khoa.

Khung chương trình chi tiết

Cơ hội học bổng khuyến khích học tập

  • Một số học viên được hỗ trợ dưới dạng được kí hợp đồng dạy các lớp bài tập hoặc làm trợ giảng, qua đó tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Học viên mong muốn tham gia hãy liên hệ Trưởng bộ môn.

  • Một số học viên được nhận tài trợ từ các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên hướng dẫn.

Sự đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội và cơ hội việc làm

Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực đáp ứng những nhu cầu của xã hội:

  • Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học, các trung tâm văn hóa.

  • Làm nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các đơn vị nghiên cứu của của các doanh nghiệp lớn.

  • Làm những việc cần năng lực phân tích xử lí những vấn đề phức tạp mà ở đó các phương pháp toán học có hiệu quả, như trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế, hoạch định chính sách, ...

  • Có khả năng tự trao dồi nâng cao trình độ, có khả năng tự học tập, nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn công việc, tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ cao hơn.

Các ngành nghề phổ biến của người tốt nghiệp gồm:

  • giảng dạy, nghiên cứu, triển khai ứng dụng ở các trường đại học cao đẳng, các trung tâm khoa học kỹ thuật.

  • giảng dạy ở các trường trung học, các trung tâm đào tạo.

  • làm việc ở các công ty công nghệ, tài chính, bảo hiểm, các cơ sở công nghiệp, các cơ quan quản lí.

Một số công ty công nghệ, tài chính đang thông báo tuyển người hiểu biết Giải tích (phương trình đạo hàm riêng, giải tích số, mô hình toán, …) cùng các ngành khác (tin học, lập trình máy tính, thống kê, tài chính, cơ học,…).

Các cựu học viên của ngành Giải tích đã và đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Nhiều người sau khi tốt nghiệp đã học tiếp ở bậc tiến sĩ.

Học viên hướng tới vị trí giảng dạy đại học nên chuẩn bị thêm:

  • chứng chỉ tiếng Anh
  • chứng chỉ tin học cơ bản
  • chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng dạy đại học (Trường ĐH Sư phạm TPHCM và Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG-HCM có mở)

Học viên hướng tới vị trí giảng dạy trung học nếu không tốt nghiệp đại học ngành sư phạm toán thì nên chuẩn bị thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy trung học.

Lượng cựu học viên đông đảo, quan hệ rộng rãi của cán bộ Bộ môn, chất lượng và uy tín lâu dài của chương trình góp phần hỗ trợ người tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp

Vài học viên gần đây và nơi làm việc sau tốt nghiệp

  • Tạ Hoàng Thông, khóa 2019, Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG-HCM

  • Lý Ánh Dương, khóa 2019, Đại học FPT, TPHCM

  • Khổng Thị Thảo Uyên, khóa 2018, Đại học Quốc tế Miền Đông, Bình Dương

  • Nguyễn Văn Hản, khóa 2017, Trung học phổ thông Che Guevara, Bến Tre

  • Nguyễn Phạm Quỳnh Trang, khóa 2017, Đại học Thủy lợi, TPHCM

  • Hồ Thị Kim Vân, khóa 2016, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán TPHCM

  • Nguyễn Văn Buôl, khóa 2016, Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Lê Quang Tấn Tài, khóa 2015, Titan Education, TPHCM

  • Dương Thị Mỹ Nguyệt, khóa 2014, Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, TPHCM

  • Nguyễn Lê Thi, khóa 2014, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Bản file pdf của bài viết này

Chương trình Cao học

Giáo dục Toán học

 Thuộc chuyên ngành đào tạo: Toán Ứng dụng

Mã ngành: 60460112

 GIỚI THIỆU KHOA

Khoa Toán - Tin học là một trong những khoa có bề dày truyền thống của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa có khoảng 60 cán bộ có trình độ khoa học cao và có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, trong đó có 4 giáo sư, 4 phó giáo sư, 33 tiến sĩ. Khoa được chia thành các Bộ môn: Đại số, Giải tích, Tài chính Định lượng, Cơ học, Xác suất thống kê, Ứng dụng tin học, Tối ưu và Hệ thống, Giáo dục toán học

ĐÀO TẠO CAO HỌC

Khoa đã đào tạo cao học từ hơn 20 năm qua. Năm 2018 Khoa Toán-Tin học có gần 100 học viên đang theo học các ngành:

  • Cơ sở toán cho tin học

  • Đại số và Lý thuyết số

  • Toán Giải tích

  • Toán Ứng dụng

  • Xác suất Thống kê

  • Toán Ứng dụng Pháp-Việt

  • Từ đợt 2 năm 2018 Khoa có thêm Chương trình Giáo dục Toán học thuộc ngành Toán ứng dụng.

Trường tuyển sinh sau đại học 2 đợt trong năm, vào tháng 5 và tháng 10. Thông báo tuyển sinh thường có trên trang web của Khoa Toán-Tin học http://www.math.hcmus.edu.vn và trang web của Phòng Sau đại học https://sdh.hcmus.edu.vn trước đó khoảng 3 tháng. Thường có các lớp ôn tập chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh, tổ chức vào buổi tối và cuối tuần.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC GIÁO DỤC TOÁN HỌC

Chương trình nhằm đào tạo nâng cao ở trình độ cao học về toán cho giáo viên toán trung học. Học viên tốt nghiệp có:

  • trình độ chuyên môn vững vàng và nâng cao về toán,

  • năng lực sử dụng hiểu biết toán nâng cao vào giảng dạy ở bậc trung học,

  • khả năng tiếp tục học tập phục vụ công việc.

Chương trình toán phổ thông mới yêu cầu người giáo viên phổ thông tới đây cần phải có kiến thức đa ngành, đặc biệt là về xác suất-thống kê và ứng dụng của toán học, đồng thời sử dụng các phương pháp giảng dạy thông qua chuyên đề và thực hành dùng máy tính. Các chương trình đào tạo chuyên ngành sư phạm bậc đại học trước đây có thể không chuẩn bị đầy đủ được cho giáo viên giảng dạy chương trình mới.

Chương trình cao học Giáo dục Toán học này của Khoa Toán-Tin học nhằm đáp ứng được nhu cầu mới rất lớn này. Chương trình này có nhiều ưu thế, vì ít có đơn vị nào khác có nhân lực và kinh nghiệm đào tạo đa ngành như Khoa Toán-Tin học.

 LỢI ÍCH CỦA HỌC VIÊN CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC GIÁO DỤC TOÁN HỌC

  • nâng cao trình độ qua việc cập nhật, bổ sung kiến thức, quan điểm hiện đại về toán học và ứng dụng của toán, từ đó có thể nâng cao chất lượng giảng dạy toán của giáo viên.

  • được học những môn ít khi có trong các chương trình của ngành sư phạm trước đây, như thống kê, tính toán số, tối ưu hóa, mô hình hóa toán học, toán kinh tế ... phản ánh yêu cầu của chương trình toán phổ thông mới.

  • tiếp cận một số quan điểm và phương pháp tiên tiến trong giáo dục.

 SƠ NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình gồm 7 môn bắt buộc (20 tín chỉ), cùng tối thiểu 10 môn tự chọn (30 tín chỉ), và luận văn (8 tín chỉ), tất cả trong thời gian khoảng 24 tháng.

Trong các môn bắt buộc có các môn

  • Phương pháp giảng dạy tích cực,

  • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

  • Thiết kế giảng dạy thực nghiệm,

  • Những đề tài đại chúng trong toán học hiện đại.

Các môn học chuyên môn tự chọn có nhiều hướng: Giải tích, Đại số, Số học, Tổ hợp, Xác suất, Thống kê, Hình học, Toán ứng dụng, Tin học, Toán trung học, ...

Luận văn thạc sĩ có thể:

  • Tìm hiểu và trình bày lại chi tiết một công trình nghiên cứu toán ở trình độ đương thời có liên quan đáng kể tới toán ở bậc trung học.

  • Xét một vấn đề toán học cụ thể có liên quan đáng kể tới toán ở bậc phổ thông, tìm và tổng hợp các phương pháp, hiểu biết toán học đương thời góp phần khảo sát vấn đề.

Chi tiết chương trình đào tạo có trên trang web của Khoa Toán-Tin họcvà trang web của Phòng Sau đại học.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Thí sinh tốt nghiệp đại học các ngành Toán học, Toán ứng dụng, Sư phạm Toán, Toán Kinh tế, Thống kê của các trường đại học.

Đối với những thí sinh tốt nghiệp những ngành khác, cán bộ phụ trách ngành và Phòng Sau đại học xem xét từng trường hợp cụ thể, thí sinh có thể được yêu cầu học một số học phần bổ sung nếu trúng tuyển.

MÔN THI TUYỂN SINH

Thí sinh thi hai môn:

  • Môn cơ bản: Toán cơ bản. Chung với thí sinh thi vào các ngành khác của Khoa Toán-Tin học. Nội dung gồm Đại số tuyến tính và Giải tích trừu tượng.

  • Môn cơ sở: Cơ sở Giáo dục Toán học. Nội dung là một số vấn đề nâng cao trong chương trình toán trung học.

 Chỉ dẫn đề cương ôn tập có ở trang web Sau đại học của Khoa. Có thể có các lớp ôn tập được tổ chức 2 tháng trước kì thi.

 GIẢNG VIÊN

Đội ngũ giảng viên cao học của Khoa Toán-Tin học có chuyên gia về nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy đa ngành. Trong số đó có những giảng viên uy tín, nhiều năm giảng dạy ở Trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG-HCM, huấn luyện các đội tuyển Olympic toán, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên, ... 

  • Đại số: Trịnh Thanh Đèo, Bùi Xuân Hải, Trần Ngọc Hội, Nguyễn Văn Thìn, Mai Hoàng Biên, Nguyễn Khánh Tùng

  • Đại số tổ hợp, đại số tính toán:Nguyễn Anh Thi, Lê Văn Luyện, Bùi Anh Tuấn

  • Giải tích:Đặng Đức Trọng, Nguyễn Thành Long, Bùi Lê Trọng Thanh, Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Đình Phư, Lý Kim Hà

  • Hình học:Huỳnh Quang Vũ, Bùi Anh Tuấn

  • Xác suất, thống kê:Lê Thị Xuân Mai, Đặng Đức Trọng, Nguyễn Thị Mộng Ngọc

  • Ứng dụng tin học:Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Bình

  • Toán tài chính:Đinh Ngọc Thanh, Trần Duy Hiến

  • Toán ứng dụng, mô hình toán học, tính toán số:Trịnh Anh Ngọc, Vũ Đỗ Huy Cường, Ông Thanh Hải, Lê Ánh Hạ

  • Tối ưu hóa: Nguyễn Lê Hoàng Anh, Nguyễn Minh Tùng, Nguyễn Thị Thu Vân, Võ Sĩ Trọng Long

  • Toán phổ thông, toán học sinh giỏi: Trần Nam Dũng, Lê Bá Khánh Trình, Nguyễn Viết Đông, Trịnh Thanh Đèo, Đặng Đức Trọng  

LƯU Ý

Chương trình này không cấp “Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm". Một số dơn vị giáo dục yêu cầu chứng chỉ này khi tuyển dụng. Về vấn đề này có thể tham khảo thêm thông báo năm 2015 của Khoa Toán-Tin học.

Trích Qui định về điều kiện bảo vệ luận văn, đồ án thạc sĩ áp dụng đối với học viên cao học các khóa đăng ký nộp hồ sơ bảo vệ từ ngày 17/7/2017. Toàn văn các qui định này có trên trang web của Phòng Sau đại học: http://web.hcmus.edu.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=142&Itemid=506

Theo Qui định mới này thì học viên chưa có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được đăng ký hồ sơ bảo vệ luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên kết quả bảo vệ luận văn, kết quả bảo vệ đồ án, kết quả học tập các môn cơ sở chuyên ngành và môn triết học chỉ được bảo lưu tối đa 4 năm kể từ ngày đăng ký nhập học.

Tổng thời gian đào tạo đối với học viên cao học khóa năm 2013 sẽ được tính đến ngày 30/12/2017 (kể cả thời gian chuyển sang tự túc) và áp dụng cho cả 2 đợt tuyển sinh năm 2013.

Tất cả học viên cao học đăng ký bảo vệ luận văn, bảo vệ đồ án  từ ngày 17/7/2017 ngoài hồ sơ đăng ký bảo vệ thì phải nộp hồ sơ đăng ký tốt nghiệp theo lịch định kỳ hàng năm như sau:
Đợt 1: 2 tuần đầu của tháng 1
Đợt 2: 2 tuần đầu của tháng 7
Đợt 3: 2 tuần đầu của tháng 10

Trích quyết định 1092, 7/2017:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều kiện bảo vệ đồ án, luận văn thạc sĩ đối với học viên cao học như sau:

Học viên được bảo vệ đồ án, luận văn thạc sĩ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Hoàn thành các môn học khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành và Triết học;

  • Luận văn, Đồ án được tập thể hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ;

  • Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học của luận văn;

Điều 2: Trong thời hạn tối đa 4 năm tính từ ngày đăng ký nhập học, nếu học viên không nộp bổ sung văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ đầu ra theo qui chế đào tạo sau đại học hiện hành cùng hồ sơ đăng ký tốt nghiệp thì mọi kết quả học tập các môn học khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành, Triết học, điểm luận văn, điểm đồ án sẽ bị hủy.

QUI TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐĂNG KÝ

BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

  1. Hồ sơ đăng ký bảo vệ luận văn thạc sĩ:

  • Học viên cao học (HVCH) nộp đủ hồ sơ đăng ký bảo vệ luận văn cho bộ môn phụ trách ngành đào tạo gồm:

    • Phiếu đăng ký bảo vệ (mẫu 1)

    • Bản nhận xét luận văn của cán bộ hướng dẫn (mẫu 2)

    • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan công tác hay địa phương (mẫu 3)

    • 01 Bản sao bằng tốt nghiệp đại học, có thị thực sao y còn trong thời hạn 12 tháng

    • 01 Bản sao chứng chỉ môn triết (nếu học ở các cơ sở ngoài thì phải có sao y)

    • 02 Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ, nếu có (không cần thị thực, photo trên khổ giấy A4)

    • Trang thông tin luận văn (mẫu 4)

    • Đơn giải trình bảo vệ luận văn trễ hạn (dành cho HV đã chuyển sang hệ tự túc) (mẫu 5)

    • Phiếu khảo sát (phiếu 02/SĐH)

    • 05 quyển luận văn (đóng bìa cứng hay bìa mềm màu xanh. Không được đóng gáy xoắn)

    • Bản sao công trình khoa học (nếu có): công trình khoa học chỉ được tính điểm khi HV nộp minh chứng cùng với hồ sơ đăng ký bảo vệ, các trường hợp không nộp minh chứng cùng hồ sơ sẽ không được tính điểm. Minh chứng công trình khoa học như sau:

  • Nếu là đề tài NCKH: nộp bản sao biên bản nghiệm thu hoặc giấy xác nhận đã nghiệm thu đề tài, thuyết minh đề cương

  • Nếu là bài báo KH: nộp bản sao trang bìa tạp chí, mục lục và bài báo

Trong thời hạn tối đa trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của học viên, Bộ môn lập danh sách đề cử thành viên tham gia Hội đồng chấm luận văn và định ngày họp Hội đồng (mẫu 6). Bộ môn trả lại toàn bộ hồ sơ nêu trên cho học viên cùng công văn đề nghị Hội đồng.

  • HVCH nộp toàn bộ hồ sơ trả từ Bộ môn cho phòng ĐT Sau đại học để CSĐT xét duyệt và ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn.

  • Phòng ĐT Sau đại học xử lý hồ sơ tối đa trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của học viên.

  • Ngày họp HĐ phải sau ngày HVCH nộp hồ sơ cho phòng ĐT SĐH ít nhất 15 ngày làm việc

  • Lưu ý: Đối với các ngành bảo vệ luận văn theo lịch tập trung của Bộ môn, ngoài những qui định nêu trên, HVCH phải tuân thủ các lịch trình bảo vệ của Bộ môn/ Khoa.

  1. Chỉnh sửa luận văn sau khi bảo vệ:

Khi bảo vệ luận văn, HVCH cần phải ghi rõ các nội dung mà phản biện và các thành viên Hội đồng góp ý và yêu cầu chỉnh sửa sau khi bảo vệ. Trong thời hạn tối đa 15 ngày HVCH phải hoàn tất việc chỉnh sửa luận văn.

Sau khi chỉnh sửa xong HVCH phải trình luận văn và văn bản xác nhận chỉnh sửa luận văn (mẫu 7) cho CBHD và 2 người nhận xét để được xác nhận đã hoàn tất chỉnh sữa.

  1. Nộp luận văn lưu tại Thư viện:

HVCH nộp bản xác nhận chỉnh sửa luận văn cho phòng ĐT SĐH, đồng thời phòng ĐT SĐH sẽ cung cấp 1 bản quyết định thành lập hội đồng chấm luận văn cho HVCH.

Trong thời hạn tối đa 7 ngày sau khi nhận quyết định thành lập HĐ chấm luận văn thạc sĩ, HVCH phải nộp 01 quyển luận văn đóng bìa cứng chữ nhũ vàng có trang quyết định thành lập hội đồng sau trang phụ bìa và 1 CD lưu file luận văn cho Thư viện nhà Trường (lầu 9 nhà I)

Nộp lại biên nhận của Thư viện cho phòng ĐT Sau đại học.

  1. Hồ sơ đăng ký tốt nghiệp và xét cấp bằng thạc sĩ

  • Hồ sơ đăng ký tốt nghiệp

  • Phiếu đăng ký tốt nghiệp (mẫu 8)

  • Phiếu xác nhận thông tin cấp văn bằng thạc sĩ (mẫu 9)

  • 02 bản sao chứng chỉ ngoại ngữ (không cần thị thực và photo trên khổ giấy A4) nếu thuộc diện còn nợ chứng chỉ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn hay báo cáo đồ án

  • 2 ảnh 3 * 4 đúng khổ quốc tế (không nhận hình 2.5cm*3.5cm). Nam phải mặc sơ mi có cravat, nữ phải mặc áo dài

  • Thời gian nộp hồ sơ:

  • Đợt 1: 2 tuần đầu của tháng 1

  • Đợt 2: 2 tuần đầu của tháng 7

  • Đợt 3: 2 tuần đầu của tháng 10

  • Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp:

HVCH được quyền đăng ký cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp vào ngày nộp hồ sơ đăng ký tốt nghiệp.

Đối với HVCH đã đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì có thể đăng ký cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp sau khi nộp biên nhận của Thư viện cho phòng ĐT sau đại học

  • Tổ chức lễ tốt nghiệp và cấp văn bằng

Hàng năm, Nhà trường sẽ tố chức lễ trao bằng thạc sĩ vào cuối tháng 4.

Thông tin về lễ trao bằng sẽ được thông báo trên trang web vào đầu tháng 4.

Đối với bậc sau đại học Khoa Toán - Tin học quản lí chuyên môn và Phòng Đào tạo sau đại học của Trường quản lí hành chính. Các thông báo học vụ, thông tin tuyển sinh, qui chế, lịch học, lịch thi ... có thể xem ở trang web của Phòng đào tạo sau đại học. Các thông báo về lịch học, các môn học mới, seminar và các hoạt động chuyên môn, ... thường có trên trang web của Khoa.

Liên hệ

Phụ trách chung: Trưởng Khoa PGS. TS. Mai Hoàng Biên

Mỗi ngành có người phụ trách ngành, là trưởng bộ môn tương ứng hoặc đại diện cấp khoa.

  • Ngành Đại số: PGS.TS. Mai Hoàng Biên
  • Ngành Toán Giải tích: PGS. TS. Lý Kim Hà 
  • Ngành Toán ứng dụng: PGS.TS. Nguyễn Lê Hoàng Anh
  • Ngành Xác suất - Thống kê: GS.TS. Đặng Đức Trọng
  • Ngành Cơ sở toán học cho tin học: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình

Giáo vụ

Khi cần nộp các loại hồ sơ cho Khoa, học viên cao học và nghiên cứu sinh gởi hồ sơ cho Giáo vụ khoa tại Văn phòng Khoa, để lại địa chỉ liên lạc, và nhận lại hồ sơ từ Giáo vụ khoa khi hồ sơ được xử lí xong.

Tuyển sinh

Ôn tập thi tuyển sinh cao học

Bậc cao học

Khoa đào tạo cao học đều đặn từ đầu thập niên 1990. Chất lượng, uy tín cùng lượng cựu học viên đông đảo của các chương trình giúp học viên tốt nghiệp thuận lợi hơn để có được việc làm phù hợp. Tháng 12/2020 Khoa có 207 học viên đang theo học các ngành:

  • Cơ sở toán học cho tin học - chuyên ngành Khoa học dữ liệu
  • Đại số và Lý thuyết số
  • Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
  • Toán giải tích
  • Toán ứng dụng
  • Toán ứng dụng - chuyên ngành Giáo dục toán học

Ngoài ra Khoa tham gia tổ chức chương trình Thạc sĩ Toán ứng dụng Pháp-Việt theo qui chế riêng, hằng năm có khoảng 10 tới 20 học viên.

Trường tuyển sinh 2 đợt trong năm, vào tháng 5 và tháng 10. Thông báo tuyển sinh thường có trên trang web của Trường và Khoa trước đó khoảng 3 tháng. Thường có các lớp ôn tập chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh, tổ chức vào buổi tối và cuối tuần.

Chương trình cao học dài 2 năm, đa số học viên đạt số tín chỉ cần thiết sau khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi và viết một luận văn trong thời gian nửa năm cuối của chương trình, học  viên có nhu cầu có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian.

Ngoài các môn học riêng của ngành và các môn chung của nhiều ngành, học viên được đăng kí học một số môn của các ngành khác, giúp học viên bổ sung chuyên môn và có thêm cơ hội nghề nghiệp. Học viên được học các môn kỹ năng như Phương pháp nghiên cứu khoa học hay Phương pháp giảng dạy tích cực. Học viên được chủ động đề xuất người hướng dẫn luận văn.

Giới thiệu các chương trình

Chương trình đào tạo

Bậc nghiên cứu sinh

Đào tạo tiến sĩ ở Khoa bắt đầu từ thập niên 1980, đã đào tạo nhiều cán bộ nghiên cứu và giảng dạy cho nhiều trường đại học, cao đẳng ở nhiều tỉnh thành. Với môi trường làm việc nghiêm túc, tận tâm, nghiên cứu sinh được tạo điều kiện và khuyến khích để đạt trình độ tốt, hoàn thành chương trình tiến sĩ một cách thuận lợi. Tháng 12/2020 Khoa có 60 nghiên cứu sinh đang theo học các ngành:

  • Cơ sở toán học cho tin học
  • Đại số và Lý thuyết số
  • Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
  • Toán Giải tích
  • Toán ứng dụng

Để được tiếp nhận vào học nghiên cứu sinh ứng cử viên cần tìm được người nhận hướng dẫn luận án. Việc xét tuyển nghiên cứu sinh thường diễn ra vào cùng khoảng thời gian thi tuyển sinh cao học, khoảng giữa tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Hiện đang có hệ "dự bị tiến sĩ", tạo một số thuận lợi cho những người chuẩn bị thi nghiên cứu sinh.

Chương trình đào tạo tiến sĩ chính thức thường kéo dài trong 3 năm, có thể gia hạn, gồm đề cương nghiên cứu, tiểu luận tổng quan, các học phần tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ, bài báo khoa học, luận án, ....

Hỗ trợ tài chính và cơ hội học tập